Kiến thức - Chuyên đề
Quyền lực từ chuyên môn - Phong cách lãnh đạo tiên phong
Có rất nhiều loại quyền lực trong một tổ chức mà người lãnh đạo có thể sử dụng. Từ những loại quyền lực vốn gây ra nhiều rắc rối như quyền lực do vị trí chức vụ (power of position), quyền được thưởng phạt (power to give reward and to punish) và quyền kiểm soát thông tin. Các loại quyền lực này đều có những mặt mạnh tuy nhiên chúng đang làm cho những người bị lãnh đạo cảm thấy họ yếu thế đến thảm hại và nó cũng làm cho những nhà lãnh đạo sử dụng những thứ quyền lực này bị mọi người nhìn nhận như những kẻ chuyên quyền và vô cảm.
Tầm quan trọng của quyền lực từ chuyên môn
Không những thế, xã hội đang ngày càng thay đổi một cách sâu sắc so với 50 năm trước đây. Mỗi cá nhân trong xã hội đang ngày càng mạnh mẽ và có nhiều quyền cá nhân hơn, người lao động đang dễ dàng thay đổi việc làm hơn. Ngoài ra, rất ít người trong chúng ta lại cảm thấy vui vẻ khi bị những thứ quyền lực đó bao trùm và rất nhiều người sẽ cố tình làm nhiều cách để “chọc gậy cái bánh xe” quyền lực đó.
Tuy nhiên, cũng có ba loại quyền lực mà những lãnh đạo hiệu quả thường dùng: Quyền lực do uy tín(charismatic power), quyền lực chuyên môn (expert power) và quyền lực tình cảm (referent power). Bài này sẽ gợi mở cho chúng ta những kỹ thuật xây dựng và duy trì Quyền lực từ chuyên môn.
Quyền lực từ chuyên môn là rất quan trọng bởi vì với vai trò là người lãnh đạo, cả nhóm của bạn sẽ trông chờ vào bạn để được chỉ bảo và định hướng. Các thành viên nhóm cần phải tin vào khả năng lãnh đạo sáng suốt của bạn, họ cần những lời khuyên xác đáng từ bạn và trông đợi một sự phối hợp có kết quả cho công việc.
Nếu thành viên trong nhóm của bạn nhìn nhận bạn như một chuyên gia thực sự, họ sẽ rất dễ tiếp nhận ý kiến của bạn và bị thuyết phục khi được yêu cầu làm gì đó và đặc biệt là khi bạn cần tạo cảm hứng cho họ để mọi người cùng nỗ lực nhiều hơn.
Nếu họ coi bạn như một chuyên gia, bạn sẽ thấy việc khuyến khích động viên họ dễ dàng hơn rất nhiều. Ngoài ra, nếu họ coi bạn là chuyên gia thì họ sẽ tin tưởng rằng cách bạn bảo họ làm là cách hiệu quả nhất. Nếu thành viên nhóm tôn trọng những lập luận hay phán quyết của bạn, họ sẽ tin sự dẫn dắt của bạn chắc chắn sẽ đi tới thành quả mỹ mãn nhất từ những sự cố gắng của họ.
Nếu họ thấy chuyên môn hạng chuyên gia của bạn, họ sẽ tin rằng bạn có trí khôn để định hướng các nỗ lực của cả nhóm đi đến mục tiêu xác đáng.
Tất cả những điều trên cho thấy rằng nếu bạn được nhìn nhận như một chuyên gia, bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc động viên khuyến khích cả nhóm làm việc ở hiệu suất tốt nhất mà nhóm có.
Xây dựng quyền lực chuyên môn
Trước hết là hãy tích lũy chuyên môn, bước này là rất rõ ràng và cần thiết cho dù có mất thời gian. Nếu bạn đang sử dụng những công cụ như thu thập thông tin, điều này chứng tỏ bạn đang đầu tư đúng hướng và tiến triển rồi đấy. Tuy vậy, chỉ đơn thuần là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình thì chưa đủ, cần phải làm mọi người thừa nhận chuyên môn giỏi của mình như một nguồn thông tin đáng tin cậy và là kho lời khuyên hữu ích đối với họ. Gary A. Yuki trong cuốn sách “Lãnh đạo trong tổ chức” đã nêu một số bước để xây dựng quyền lực chuyên môn như sau.
Xây dựng hình ảnh một chuyên gia
Do năng lực chuyên gia của đa số các nghề nghiệp đều được nhìn nhận xuất phát từ việc học hành và kinh nghiệm của mỗi người, người lãnh đạo nên làm cho đồng nghiệp, cấp dưới hay cấp trên của mình biết được việc học hành, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc trước đây và những thành tự chuyên môn mình đã đạt được.
Một cách đơn giản thường làm là trưng bày các bằng cấp, chứng chỉ, giấy khen, giải thưởng và những ghi nhận chuyên môn khác tại những vị trí trang trọng trong văn phòng. Làm vậy có phô trương quá không, bạn đừng lo, bởi vì bạn đã phải “lao tâm khổ tứ” để có những thành quả đó, bạn có quyền được hưởng chúng, điều đó là công bằng thôi mà. Một chiến thuật khác đó là thỉnh thoảng cũng nên giới thiệu nhẹ nhàng về học hành, bằng cấp và những kinh nghiệm công tác nổi bật trong quá khứ (chẳng hạn như “hồi tớ còn làm Kỹ sư trưởng ở GE, chúng tôi cũng gặp phải vấn đề hóc búa thế này đây”). Tuy nhiên, hãy chú ý là cách làm này rất dễ bị chính bạn lạm dụng mà bạn không biết, lúc đó bạn sẽ bị nhìn nhận như kẻ khoe khoang kiêu ngạo đấy.
Hãy duy trì sự tín nhiệm chuyên môn
Một khi bạn đã xây dựng được hình ảnh của một chuyên gia, bạn phải thường xuyên bảo vệ nó. Tránh có những nhận xét hay bình luận cẩu thả về những vấn đề mà bạn không được thông tin đầy đủ, hãy tránh liên hệ với những dự án hay đề tài có khả năng thành công thấp.
Hãy hành động một cách tự tin và quyết đoán trong tình huống khủng hoảng
Trong tình trạng khẩn cấp hay khủng hoảng, những người dưới quyền thường trông đợi một người lãnh đạo “sẵn sàng nhận trách nhiệm”, là người biết được cách chèo lái con thuyền theo hướng nào để giải quyết vấn đề. Trong tình huống đó, cấp dưới của bạn thường liên hệ sự tự tin, phong cách lãnh đạo chắc chắn của bạn với năng lực chuyên môn của bạn và kiến thức của bạn. Cho dù bạn có không biết cách xử lý tình huống khủng hoảng ra sao thì một điều bạn phải nhớ là bạn sẽ mất hình ảnh và sự tác động của một chuyên gia tới cấp dưới của mình khi bạn tỏ ra lúng túng.
Hãy luôn tìm cách để được thông tin đầy đủ
Quyền lực chuyên môn thực hiện được qua một quá trình thuyết phục và trình diễn thể hiện chuyên môn đầy lý tính. Thuyết phục lý tính phải dựa trên sự thu thập những sự thật một cách chắc chắn và cập nhật. Chính vì vậy, bạn cần phải luôn luôn được thông tin đầy đủ về diễn biến trong nhóm mình lãnh đạo, trong tổ chức và cả với thế giới bên ngoài.
Ghi nhận những lo âu quan ngại của nhóm
Việc sử dựng phương pháp thuyết phục lý tính không nên coi như một dạng truyền đạt thông tin một chiều từ lãnh đạo tới cấp dưới. Hãy lắng nghe cẩn thận những khúc mắc, quan ngại và lo âu của các thành viên trong nhóm và bạn hãy nêu nó ra và xử lý chúng nếu có thể.
Tránh làm phương hại đến lòng tự tôn cao của cấp dưới
Quyền lực chuyên môn tồn tại dựa trên sự chênh lệch về kiến thức giữa người lãnh đạo và các thành viên nhóm. Thật không may là sự khác biệt này có thể gây ra rắc rối nếu bạn sử dụng quyền lực chuyên môn của mình không cẩn thận. Các thành viên trong nhóm sẽ không thích sự so sánh vị thế khi mà khoảng cách trình độ với bạn là rất lớn và rõ ràng. Họ rất dễ bực mình với các lãnh đạo có hành động kiểu bề trên, khoe khoang kinh nghiệm và trình độ to lớn của mình một cách kiêu ngạo.
Trong khi tranh luận những gì họ muốn, một số lãnh đạo giảng giải cho thành viên nhóm của mình một cách rất hạ cố và tạo một cảm giác cho thành viên nhóm thấy như họ là những kẻ ngu si. Chú ý tránh điều này bạn nhé.
Nguồn: Top MBA Vietnam
TIN TỨC LIÊN QUAN
-
“- Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự Tổng Công ty Khí ...”
- - Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) trình văn bản ký xác nhận với Ông Trần Nhật Huy - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) về việc báo cáo chương trình coaching “Phân tích và định giá giá trị công việc – triển khai xây dựng Hệ thống lương 3P” tại Công ty KCM ngày 27.02.2023
-
“
Báo cáo tổng thể tình hình thực hiện phân tích ...”
- - Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - Ông Nguyễn Đình Toàn - Trưởng phòng Tổ chức Hành chính - Công ty Khí Cà Mau (KCM) trực thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) Đại diện ký biên bản nghiệm thu nghiệm công việc “Phân tích và định giá giá trị công việc – triển khai xây dựng Hệ thống lương 3P tại Công ty KCM do TS. Phan Ngọc Thanh - Chuyên gia cao cấp về Tư vấn quản lý & Đào tạo INLEN trực tiếp triển khai huấn luyện, đào tạo vào ngày 10.02.2023
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Cập ...”
- Ông Phạm Nguyễn Nam Phi - Trưởng phòng Mua hàng - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
1. ...”
- Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
+ ...”
- Ông Nguyễn Hồng Đức - Giám đốc Nhà máy sản xuất rượu vang trực thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
-
“Tôi đã hiểu cơ bản về cấu trúc lương 3Ps, áp dụng cấu trúc lương theo ...”
- Ông Nguyễn Thế Quốc Đại – Quản đốc Phân xưởng Công ty Cổ phần Trà Bắc
-
“Qua khóa đào tạo tôi đã nắm và hiểu được những nội dung sau:
Hiểu ...”
- Bà Nguyễn Thúy Phượng - Giám đốc Tài chính - Công ty Cổ phần nước giải khát Chương Dương.
-
“Qua khóa học tôi hiểu sâu hơn về quản trị sản xuất, giúp tôi hoàn ...”
- Bà Nguyễn Thị Yến Oanh – Công ty Cổ phần Dệt may Quảng Phú
-
“Sau khi tham dự khóa đào tạo này: Tôi mở rộng thêm kiến thức về quản ...”
- Bà Phạm Thị Phụng Ngọc - Tổ trưởng sản xuất Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương
-
“Tôi đã học được những công thức tính thời gian, mối quan hệ giữa năng suất ...”
- Bà Vũ Thị Kim Anh – Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự - Công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang
-
“Qua khóa học, tôi đã học được các phương pháp kiểm soát chi ...”
- Ông Huỳnh Quốc Bảo – Kế toán trưởng - Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai