Quản Trị Chiến Lược
Một điều mà các chủ doanh nghiệp luôn ghi nhớ là doanh nghiệp của họ tồn tại được dựa trên nhu cầu của thị trường. Thị trường thì vô cùng biến động, do đó cần phải có công cụ ứng phó với sự biến động này. Công cụ này phải dự đoán những thay đổi của thị trường cả theo chiều hướng tích cực và chiều hướng tiêu cực. Đó chính là chiến lược kinh doanh một công cụ hữu hiệu cung cấp cho nhà quản lý những thông tin tổng hợp về môi trường kinh doanh cũng như nội lực của doanh nghiệp. Đây là căn cứ cho nhà quản lý tìm ra những cơ hội, những đe dọa đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời chỉ rõ những mặt mạnh, mặt yếu của chính doanh nghiệp mình nhằm tìm ra một đường đi đúng đắn và khoa học.
Một công cụ quan trọng như vậy nhưng hiện nay chưa được các doanh nghiệp quan tâm một cách thích đáng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng như trên:
- Hoạt động chủ yếu hiện nay dựa trên kinh nghiệm;
- Nhận thức chưa đầy đủ về chiến lược kinh doanh;
- Chi phí cho quản lý chiến lược;
- Hoạch định chiến lược đã khó nhưng tổ chức thực hiện còn khó hơn.
Do các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, nên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này là cấn thiết. Do đó, để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần làm là phải quản trị chiến lược của mình một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Vậy làm thế nào để quản trị chiến lược cho doanh nghiệp, khóa học này sẽ giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp trong nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay.
ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN
Khoá học này được thiết kế dành cho học viên là các cấp cao, cấp quản lý trung gian như: Chủ Doanh nghiệp, Giám đốc/ Tổng giám đốc, Phó Giám đốc/ Phó Tổng giám đốc, Trưởng phòng, Phó phòng, Trợ lý, các Chuyên viên và Cố vấn cao cấp cho lãnh đạo các loại hình doanh nghiệp.
MỤC TIÊU KHOÁ HỌC
Sau khoá học này học viên có thể:
- Hiểu được về chiến lược là gì, nắm vững định nghĩa chiến lược, các quá trình hoạt động, vấn đề tư duy ngắn hạn và dài hạn, chuẩn bị thành công của chiến lược, để hướng tới tương lai;
- Có kỹ năng phân tích vị thế doanh nghiệp;
- Hiểu và lập được kế hoạch chiến lược;
- Có khả năng triển khai chiến lược thành công;
- Hiểu được khái niệm về nghiên cứu thị trường;
- Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường;
- Nắm vững quy trình các bước chính trong việc thực hiện nghiên cứu thị trường;
- Nắm rõ các công cụ áp dụng trong việc thực hiện nghiên cứu và phân tích thị trường để quyết định xây dựng dự án phát triển kinh doanh hiệu quả;
- Nắm rõ các nguyên tắc và thông tin để có thể ra quyết định thực hiện việc nghiên cứu thị trường;
- Hiểu được khái niệm của một sản phẩm;
- Hiểu và áp dụng những quyết định pha trộn sản phẩm;
- Hiểu áp dụng những quyết định loại sản phẩm;
- Hiểu và áp dụng những quyết định nhãn hiệu;
- Hiểu những quyết định đóng gói và đặt nhãn;
- Hiểu được chu kỳ đời sống của một sản phẩm;
- Áp dụng những chiến lược nào thích hợp cho mỗi giai đoạn của chu kỳ đời sống sản phẩm với chu kỳ nhãn hiệu;
- Hiểu và nắm vững được thị trường tiến hóa như thế nào;
- Áp dụng những chiến lược tiếp thị thương hiệu thích hợp;
- Hiểu được rủi ro, và các khái niệm có liên quan;
- Nắm vững được phân loại rủi ro;
- Hiểu rõ và nắm vững khái niệm về quản trị rủi ro;
- Hiểu và nắm rõ nội dung của quản trị rủi ro;
- Có khă năng nhận dạng – phân tích – đo lường rủi ro;
- Giải thích được bản chất của thay đổi;
- Xác định vai trò của nhà quản lý trong việc hoạch định và thực hiện thay đổi;
- Nhận dạng được các khó khăn trong việc thực hiện thay đổi;
- Ứng dụng các bước trong mô hình quản lý thay đổi trong tổ chức Doanh nghiệp.
THỜI LƯỢNG KHOÁ HỌC
Khoá học này được tiến hành trong 6 ngày.
NỘI DUNG KHOÁ HỌC
Phần 1: Chiến lược công ty và quản lý thị trường
Chương 1: Tìm hiểu về chiến lược
- Định nghĩa chiến lược;
- Đánh giá các quá trình hoạt động;
- Tư duy ngắn hạn và dài hạn;
- Chuẩn bị cho sự thành công chiến lược;
- Hướng tới tương lai.
Chương 2: Phân tích vị thế doanh nghiệp
- Nghiên cứu các tác động;
- Tìm hiểu khách hàng;
- Phân tích đối thủ cạnh tranh;
- Đánh giá kỹ năng và năng lực;
- Tóm tắt quá trình phân tích.
Chương 3: Lập kế hoạch chiến lược
- Phân đoạn quá trình;
- Xác định mục đích;
- Xác định lợi thế cạnh tranh;
- Xác định ranh giới;
- Lựa chọn trong tâm chiến lược;
- Ước tính ngân sách;
- Lồng ghép chiến lược;
- Kiểm tra chiến lược;
- Thông tin rõ ràng.
Chương 4: Triển khai chiến lược
- Xác định mức ưu tiên cho thay đổi;
- Hoạch định sự thay đổi;
- Đánh giá rủi ro;
- Xem xét lại mục tiêu hoạt động;
- Động viên mọi người;
- Theo dõi quá trình thực hiện;
- Tổ chức xét duyệt;
- Linh hoạt trong chiến lược;
- Đánh giá khả năng tư duy chiến lược.
Chương 5: Nghiên cứu và quản lý thị trường
- Khái niệm nghiên cứu thị trường;
- Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường;
- Quy trình các bước chính trong việc thực hiện nghiên cứu thị trường;
- Xác định quá trình nghiên cứu thị trường:
- Xác định mục tiêu nghiên cứu thị trường;
- Ước lượng giá trị của thông tin so với chi phí nghiên cứu;
- Thiết kế cuộc nghiên cứu;
- Thu thập dữ liệu;
- Tổng hợp và phân tích dữ liệu;
- Báo cáo và đề xuất hướng thực hiện tiếp theo.
- Các công cụ áp dụng trong việc thực hiên nghiên cứu và phân tích thị trường
- SWOT
- Ma trận SWOT
- Nguồn lực tác động
- Biểu đồ xương cá
- Five why
- Thuyết nhu cầu.
- Phân tích thị trường tiêu thụ và thái độ người mua hàng;
- Phân tích thị trường doanh nghiệp và thái độ khách hàng trong tổ chức;
- Phân tích đối thủ cạnh tranh;
- Đo lường và tiên đoán nhu cầu thị trường;
- 11 nguyên tắc để có thể ra quyết định thực hiện việc nghiên cứu thị trường hay không?
Phần 2 : Phát triển sản phẩm
Chương 1: Quản lý những loại sản phẩm, những nhãn hiệu và việc đóng gói
- Một sản phẩm là gì?
- Khái niệm;
- 05 mức của sản phẩm;
- Hệ thống cấp bậc của sản phẩm.
- Những quyết định của pha trộn sản phẩm:
- Những hàng hóa lâu bền;
- Phân loại hàng hóa người tiêu thụ;
- Phân loại hàng hóa công nghiệp.
- Những quyết định loại sản phẩm:
- Phân tích loại sản phẩm;
- Độ dài của loại sản phẩm;
- Quyết định hiện đại hóa loại hàng;
- Quyết định tạo đặc tính cho loại sản phẩm.
- Những quyết định nhãn hiệu:
- Quyết định đặt nhãn hiệu;
- Quyết định bảo trợ nhãn hiệu;
- Quyết định nhãn hiệu tộc;
- Quyết định kéo dài nhãn hiệu;
- Quyết định nhiều nhãn hiệu;
- Quyết định đặt lại vị trí của nhãn hiệu.
- Những quyết định đóng gói và đặt nhãn.
Chương 2: Chế tạo, thử nghiệm, và tung ra thị trường những sản phẩm và dịch mới
- Trường hợp khó xử của việc thể hiện sản phẩm mới;
- Những sự sắp xếp tổ chức có hiệu quả;
- Sự phát sinh ý tưởng:
- Nguồn gốc những ý kiến sản phẩm mới;
- Những kỹ thuật phát sinh ý tưởng.
- Sơ tuyển ý tưởng
- Những công cụ đánh giá sản phẩm – ý tưởng
- Phát triển chiến lược tiếp thị;
- Phân tích kinh doanh:
- Phân tích doanh số;
- Ước tính chi phí và lợi nhuận.
- Chế tạo sản phẩm;
- Thí nghiệm ở thị trường:
- Thử nghiệm tạo thị trường hàng hoá tiêu thụ;
- Thử nghiệm thị trường những hàng hoá công nghiệp.
- Thương mại hoá:
- Thời điểm;
- Địa điểm;
- Cho ai bằng cách nào.
- Tiến trình thừa nhận người tiêu thụ:
- Những quan điểm trong đổi mới, phổ biến, nhìn nhận;
- Những giai đoạn của quá trình nhìn nhận;
- Những khác biệt cá nhân trong sự đổi mới;
- Vai trò của ảnh hưởng cá nhân;
- Ảnh hưởng của những đặc điểm sản phẩm đối với tốc độ nhìn nhận;
- Ảnh hưởng đặc tính của người mua trong tổ chức với tốc độ nhìn nhận.
Chương 3: Quản trị những sản phẩm qua chu kỳ đời sống của nó
- Chu kỳ đời sống của sản phẩm:
- Những chu kỳ của đời sống sản phẩm;
- Loại sản phẩm, dạng sản phẩm và những chu kỳ đời sống nhãn hiệu;
- Những dạng khác của chu kỳ đời sống sản phẩm.
- Giai đoạn giới thiệu;
- Giai đoạn phát triển;
- Giai đoạn trưởng thành;
- Giai đoạn suy thoái;
- Tóm tắt và phê phán quan niệm chu kỳ đời sống sản phẩm;
- Quan niệm tiến triển thị trường.
Phần 3 : Quản lý rủi ro
Chương 1: Rủi ro
- Bàn về rủi ro và các khái niệm có liên quan
- Khái niệm rủi ro;
- Một số khái niệm có liên quan.
- Phân loại rủi ro
- Môi trường thiên nhiên;
- Môi trường văn hoá;
- Môi trường xã hội;
- Môi trường chính trị;
- Môi trường luật pháp;
- Môi trường kinh tế;
- Môi trường hoạt động của tổ chức;
- Do nhận thức của con người;
- Theo môi trường tác động.
Chương 2: Quản trị rủi ro
- Khái niệm quản trị rủi ro;
- Nội dung quản trị rủi ro;
- Nhận dạng – phân tích – đo lường rủi ro:
- Nhận dạng rủi ro;
- Phương pháp nhận dạng rủi ro;
- Phân tích rủi ro;
- Đo lường rủi ro.
- Kiểm soát - phòng ngừa rủi ro
- Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro;
- Các biện pháp né tránh rủi ro;
- Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất;
- Các biện pháp giảm thiểu tổn thất;
- Chuyển giao rủi ro;
- Đa dạng hoá rủi ro.
- Tài trợ rủi ro
Phần 4 : Quản lý sự thay đổi
Chương 1: Tại sao phải thay đổi?
- Cơ hội và thách thức của quá trình toàn cầu hoá;
- Thay đổi hay là… chết;
- Cần nhận thức tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của thay đổi;
- Nếu muốn khác trước, bắt buộc phải chủ động thay đổi.
Chương 2: Phân tích môi trường dẫn đến sự thay đổi?
- Phân tích mô hình: PESTEL;
- Phân tích vĩ mô: Mô hình SWOT và mô hình BSC (Balanced Scorecard) về ngành, nghề đối thủ và thực trạng chính doanh nghiệp;
- Phân loại sự thay đổi;
- Định hướng tương lai.
Chương 3: Quy trình thực hiện sự thay đổi?
- Phương pháp xác lập mục tiêu cho sự thay đổi;
- Lập kế hoạch hành động và thực thi sự thay đổi;
- Truyền đạt và huấn luyện nhân viên về sự thay đổi;
- Thể chế hoá các phương cách mới trong quá trình thay đổi;
- Xây dựng và triển khai văn hoá mới về sự thay đổi;
- Phương pháp giám sát và đánh giá sự thay đổi;
- Phương pháp điều chỉnh kế hoạch thay đổi kịp thời.
Chương 4: Những rào cản đối với sự thay đổi
- Vì sao con người ngại thay đổi;
- Phân loại nhân viên trong quá trình thay đổi;
- Các rào cản phổ biến ảnh hưởng đến việc thay đổi và phương pháp vượt qua rào cản.
Chương 5: Điều gì đang xảy ra trong thực tế
- Sự thật về thay đổi nửa vời;
- Tại sao các công ty thất bại khi thay đổi;
- Những bài học đắt giá về sự thay đổi.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
INLEN lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tối đa tính tích cực và chủ động của họ.
Phương pháp giảng dạy tương tác 3 chiều: Học viên - Học viên - Giảng viên, và được sử dụng phối hợp các phương pháp: thuyết trình, phát ý tưởng, thảo luận nhóm, trò chơi hoạt động, nghiên cứu tình huống, đóng vai, hỏi – đáp trong khoá học.
Sau khóa học, các học viên sẽ tự tin sử dụng kinh nghiệm và những kỹ năng vừa được trang bị nhằm thay đổi quan niệm cűng như hành vi của học viên tại nơi làm việc. Giáo trình và phương pháp truyền đạt của INLEN được xây dựng theo hướng giải quyết vấn đề, nhắm vào các khó khăn mà người học đang gặp phải để đề nghị, hướng dẫn cách giải quyết phù hợp thông qua các bài tập tự khám phá, bài tập thực hành và kế hoạch hành động cá nhân.
THÔNG TIN KHÓA HỌC
Khai giảng | Lịch học | Giờ học | Thời lượng | Học phí |
03/10/2023 | Thứ 3 - 5 - 7 | Tối: 18h00 - 21h00 | 6 ngày/36 giờ | 6.960.000 VNĐ/khóa |
14/10/2023 | Thứ 7 - Chủ nhật |
Sáng: 08h30 - 12h00 Chiều: 13h30 - 17h00 |
Ghi chú:
- Học phí sẽ được giảm 10% áp dụng khi hoàn tất học phí trước ngày khai giảng là 7 ngày.
- Học phí sẽ được giảm 10% áp dụng cho nhóm học viên đăng ký từ 3 người trở lên.
- Học viên sẽ không được hoàn lại học phí khi đã đóng phí, nếu học viên có yêu cầu dời khóa học, vui lòng đề nghị bằng văn bản (fax, email, thư) đến INLEN trước ngày khai giảng ít nhất 3 ngày.
ĐIỀU KIỆN CẤP CHỨNG CHỈ KHÓA HỌC
Học viên sẽ không được cấp Chứng chỉ khóa học nếu vắng mặt hơn 30% tổng số buổi học của toàn khóa học.
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Qua ...”
- Bà Nguyễn Thị Phượng - Tổ trưởng sản xuất Nhà máy Rượu vang trực thuộc LADOFOODS
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
+ ...”
- Ông Nguyễn Hồng Đức - Giám đốc Nhà máy sản xuất rượu vang trực thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Cập ...”
- Ông Phạm Nguyễn Nam Phi - Trưởng phòng Mua hàng - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Cách ...”
- Bà Phạm Phan Ngọc Dung - Trưởng Bộ phận Hầm vang Đà Lạt - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Hiểu ...”
- Bà Lê Thúy Hằng - Phó Tổng Giám đốc - LADOFOODS GROUP
-
“Qua Khóa học Tôi đã học được các Kỹ năng:
Kỹ năng bán hàng;
Cách ...”
- Bà Dương Thị Cẩm Tú - Tỉnh Trà Vinh
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Sau ...”
- Bà Phạm Ngọc Bảo Quyên - Trưởng BP Điều phối Công ty TNHH MTV LADOFOODS - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Rà ...”
- Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Biết ...”
- Ông Phan Anh Tú - Kế toán trưởng - Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS)
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
1. ...”
- Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
-
“1. Trung tâm điều hành SCADA trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam:
- Tư vấn đã ...”
- - Trung tâm điều hành SCADA trực thuộc Tập đoàn điện lực miền Nam - Viễn thông TP.HCM, Viễn thông Bình Dương, Viễn thông Bình Định trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam