Kiến thức - Chuyên đề

Những học thuyết kinh doanh từ thực tế

1. Thuyết người ăn xin:

Người hành nghề ăn xin thường là người nghèo khổ, đói rách, bệnh tật và không còn sức lao động. Họ đánh vào lòng thương của con người mà có thu nhập. "Khách hàng" của họ khá rộng lớn, từ người giàu, có tới những người dân lao động chân tay nghèo khó, học sinh, sinh viên... Đặc biệt là họ rất ít chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế, ngay cả khi bị suy thoái. Cùng là ăn xin nhưng có người kiếm được rất khá, túi tiền của họ thậm chí còn cao hơn túi tiền của người bố thí. Tuy nhiên, cũng không ít người vẫn lay lắt cùng cực. Đâu đó vẫn không thiếu những người lao động giả danh ăn xin, sống lợi dụng lòng thương của người khác.

Kinh nghiệm 1: Xác định làm nghề gì thì hãy thật tâm với nó, nghiên cứu các cách thức phù hợp để mình làm việc hiệu quả hơn. "Ăn mày cũng phải học kinh tế".

Chú ý quan sát ta sẽ thấy những "khách hàng" khi bỏ tiền ra cho người ăn xin không hẳn là thích thú gì, nhiều khi là bị ép buộc, cho vài đồng lẻ cho xong chuyện, khỏi bị chèo kéo, vậy mà nhiều khi cho quá ít còn bị chê, có người trước mặt bạn bè, người yêu vì lịch sự móc ví cho, nhưng về nhà lại tiếc.

Kinh nghiệm 2: Cần xác định mặc hàng mình kinh doanh mà có thể đánh vào tâm lý khách hàng, nơi sâu thẩm con người là từ bi, bác ái, nhằm vào đó để khai thác. Ví dụ các mặt hàng về tâm linh thực ra giá trị chẳng có gì, nhưng hầu như mọi người đều mua nó khi có dịp lễ tết. Trầu cau, hoa tươi thắp nhang xong thì bỏ, vàng mã thì đốt. Các mặt hàng điện tử, trang sức, quần áo chạy theo mốt khi mới ra giá rất cao, một khi thời gian khi hết thời bán đi thì giá lại rất rẻ. Tất cả là do thị hiếu, do tâm lý khách hàng thôi thúc họ cuốn theo ham muốn nhất thời. Công ty nào biết chớp thời cơ, tung ra những sản phẩm phù hợp, thị hiếu thị trường sẽ thu lợi nhuận lớn.

Số tiền người ăn xin nhận được thường là tiền lẻ, một vài nghìn đồng, người khách hàng bảo rằng chẳng đáng bao nhiêu, giúp được thì cứ giúp. Thực tế thì các cửa hàng tạp hóa, các siêu thị lớn giàu có lên không phải vì họ bán ra những sản phẩm mang lại lợi nhuận hàng triệu đồng, mà họ đã bán hàng triệu sản phẩm lãi vài đồng. Người ăn xin chẳng tốn chi phí nhân viên, điện nước hay bao gói sản phẩm. Việc của họ chỉ là chịu khó đi lại hay cắm chốt một chỗ phơi nắng gió và ngửa tay nhận tiền cho vào túi. Mỗi ngày có vài trăm khách hàng là họ thoải mái chi tiêu rồi.

Kinh nghiệm 3: Năng nhặt chặt bị, không bao giờ được bỏ qua số tiền nào dù là nhỏ nhất. Biển cả rộng lớn cũng là do góp lại từ những giọt nước.

Chú ý: Ở trên ta chỉ phân tích các vấn đề liên quan đến người ăn xin để suy luận những vấn đề của kinh doanh, hoàn toàn không có ý phê phán hay ủng hộ những người ăn xin. 

2. Thuyết nhà lãnh đạo tiết kiệm:

Khi kinh doanh gặp khó khăn, nhiều ông chủ có xu hướng cắt giảm tối đa chi phí và tận dụng hết sức lao động của nhân viên. Tuy nhiên sự cắt giảm quá mức lại làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và gây ra hiệu ứng ngược. Người lao động sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và có tư tưởng chống đối hoặc làm việc đối phó, lấy lệ.

Kinh nghiệm: Công việc quan trọng nhất của người quản lý là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí. Để làm được điều đó là cả một quá trình với nhiều việc phải làm. Cần biết đặt ra ngưỡng tiết kiệm, cái gì cần phải chi tiêu thì không được cắt giảm quá mức. Khơi gợi thay vì ra lệnh, động viên thay cho phê bình. Mềm nắn, rắn buông, không thể giữ mãi một quan điểm trong mọi tình huống được.

3. Thuyết lúc ăn không hết, khi lần chẳng ra:

Có những bữa tiệc (nhất là đám cưới) thức ăn thừa nhiều, ăn thì không hết mà để lại thì không bảo quản được. Vậy rồi lại có hôm lại chẳng có gì vào bụng, đói đến cồn cào. Sự thừa thiếu luôn xảy ra trong xã hội, khi mà nơi này cần nhiều lao động để làm việc thì nơi khác, số người thất nghiệp lại tăng, khi có lụt lội, giá rau củ tăng, mọi người đổ xô trồng để rồi sau đó lại cho đi không hết. Để giải quyết vấn đề này không phải là khi sự thừa đã xảy ra hay sự thiếu đã xuất hiện mà phải là mọi thời điểm, mọi nơi trong cuộc sống. Những nơi sắp xây dựng khu công nghiệp thì phải đi tìm nguồn lao động, đào tạo, dạy nghề cho họ trước. Những khi dự báo thời tiết xấu thì phải chuẩn bị thu hái rau củ trước, đừng chạy theo đám đông nhất thời. Với mỗi người quan trọng là ta cần tiết kiệm ở mức đủ hưởng thụ, đừng để lãng phí, khi sự thừa mà xảy ra phải tính giải pháp mang đi cho người khác hay bán giảm giá để thu hồi vốn.

Kinh nghiệm: Bất kỳ đang trong hoàn cảnh nào, hãy nghĩ tới hoàn cảnh ngược lại mà ta đã từng trải nghiệm để lựa chọn cách sống phù hợp sao cho sau này không rơi vào hoàn cảnh khó khăn nữa. Biết suy tính cân nhắc trước mỗi hành động là điều cần thiết để tạo nên thành công trong cuộc đời.

4. Thuyết là người dẫn đầu:

Dù học cao để trở thành tiến sĩ, giáo sư thì bạn vẫn sẽ bị lãng quên nếu chỉ dừng lại ở học để biết, để lấy danh phận. Hãy trở thành những nhà bác học, những nhà phát minh đi đầu, sáng tạo ra những điều thật sự hữu ích cho sự phát triển của nhân loại. Theo quan điểm của Stevon Jobs, sức mạnh của sự khác biệt chính là yếu tố mạnh mẽ và quan trọng nhất tạo nên sự thành công nổi bật dòng sản phẩm của Iphone và Apple. Trong cuốn "22 quy luật bất biến trong marketing" thì quy luật tiên phong được xếp lên trước tiên.

Kinh nghiệm: Dù cho bạn chọn lĩnh vực kinh doanh là gì, hãy luôn cố gắng tạo ra sự khác biệt, không ngừng sáng tạo để cho bạn trở thành người đi đầu trong lĩnh vực ấy. Tương lai của thế giới thuộc về những người biết sáng tạo chứ không phải những người chăm chỉ ngồi đọc sách và làm việc theo khuôn mẫu.

5. Thuyết danh vọng:

Con người ta ai cũng thích được khen, được công nhận tài năng, dù là nhỏ nhoi. Facebook đã rất thành công thì có nút "like", nhờ đó người ta thay phiên nhau post hình ảnh, status, videos...chỉ với một mong muốn là có nhiều người like cho. Dù rằng chẳng biết họ là ai và họ bấm like cũng chỉ là theo cảm tính, thấy thì bấm chứ không cần quan tâm có hay, có ý nghĩa gì. 

Một trào lưu khác là các cô gái, chàng trai hay tự chụp hay quay video rồi đưa lên internet để khoe. Không cần biết xấu đẹp là gì, thậm chí càng lố lăng, kệch cỡm càng hay. Miển là có nhiều like, nhiều comment là ok. Sự mong muốn được mọi người chú ý cao tới mức là sẽ bị phê phán, bị ném đá nhưng người ta vẫn cảm thấy thích thú.

Được nhiều người biết tới mình thì hoặc là ta nổi tiếng hoặc là ta tai tiếng. Ngày càng có nhiều người thích được nhiều người biết đến mình bằng con đường tai tiếng hơn là nổi tiếng vì nó đơn giản, nhanh chóng và mạnh mẽ rất nhiều. Duy nhất một sự thật không thay đổi đó là cái gì sớm nở thì sớm tàn. Những giá trị phù phiếm thì cũng nhanh chóng bị thời gian xóa nhòa.

Kinh nghiệm: Các công ty cần quan tâm không phải là đúng hay sai của trào lưu "like" mà qua đó sẽ đưa ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng. Những loại sản phẩm như mặt nạ, phụ kiện, trang trí thường nở rộ trong các dịp tết Trung thu, Haloween... nhưng doanh thu rất cao. Người ta biết chất lượng kém, thậm chí là hàng Trung quốc chứa hóa chất độc hại nhưng vẫn mua vì một lẻ ai cũng muốn mình có "hàng độc" để khoe với bạn bè hay thậm chí với những người đi đường không hề quen biết.

 Saga

  • D1PPNT GỬI
  • GỬI
  • Ý kiến khách hàng
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Qua ...”
    • Bà Nguyễn Thị Phượng - Tổ trưởng sản xuất Nhà máy Rượu vang trực thuộc LADOFOODS
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: + ...”
    • Ông Nguyễn Hồng Đức - Giám đốc Nhà máy sản xuất rượu vang trực thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Cập ...”
    • Ông Phạm Nguyễn Nam Phi - Trưởng phòng Mua hàng - LADOFOODS GROUP
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Cách ...”
    • Bà Phạm Phan Ngọc Dung - Trưởng Bộ phận Hầm vang Đà Lạt - LADOFOODS GROUP
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Hiểu ...”
    • Bà Lê Thúy Hằng - Phó Tổng Giám đốc - LADOFOODS GROUP
      “Qua Khóa học Tôi đã học được các Kỹ năng: Kỹ năng bán hàng; Cách ...”
    • Bà Dương Thị Cẩm Tú - Tỉnh Trà Vinh
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Sau ...”
    • Bà Phạm Ngọc Bảo Quyên - Trưởng BP Điều phối Công ty TNHH MTV LADOFOODS - LADOFOODS GROUP
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Rà ...”
    • Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - LADOFOODS GROUP
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:  Biết ...”
    • Ông Phan Anh Tú - Kế toán trưởng - Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS)
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: 1. ...”
    • Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
      “1. Trung tâm điều hành SCADA trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam: - Tư vấn đã ...”
    • -  Trung tâm điều hành SCADA trực thuộc Tập đoàn điện lực miền Nam -  Viễn thông TP.HCM, Viễn thông Bình Dương, Viễn thông Bình Định trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam  
    NHẬP THÔNG TIN

    6CPGYC
    TOP