Bài báo quản trị
Mọi người có nhiều suy nghĩ muốn thay đổi thế giới, nhưng không ai nghĩ đến thay đổi bản thân mình
Chuyên gia Tư vấn cao cấp - Phan Ngọc Thanh, PhD/DBA/MBA
Vào khoảng 500 năm trước Công nguyên, Heraclius - một triết gia người Hy Lạp đã phát biểu như vậy. Trong thời đại của chúng ta, khi mà nhịp điệu của sự thay đổi ngày càng gia tăng thì chân lý của câu nói trên càng được minh chứng, đặc biệt là trong thế giới công việc. Thời kỳ mà chúng ta làm những công việc như nhau trong suốt quãng đời làm việc nay đã thuộc về quá khứ. Môi trường làm việc cũng đã đổi thay một cách sâu sắc trong vòng 40 năm trở lại đây, và thật khó có thể hình dung rằng “ thời vàng son” ấy sẽ quay lại.
Thay đổi không đơn thuần là một chướng ngại vật nhất thời hay một vấn đề cần được giải quyết ngay để bạn sớm quay lại với trạng thái ban đầu, trái lại thay đổi diễn ra mọi lúc. Không một doanh nghiệp, một tổ chức nào, một quốc gia nào trên thế giới có thể đứng yên mà không cần thay đổi. Sự tự mãn đã không còn chỗ đứng trong thế giới công việc, bởi lẽ cách thức làm việc của ngày hôm qua chỉ còn thích hợp cho con người của ngày hôm qua mà thôi.
Mọi người trong thế giới này luôn có những suy nghĩ làm thay đổi thế giới theo quy luật của cuộc sống như JohnF. Kennedy đã nói “Thay đổi là quy luật của cuộc sống. Và những người chỉ nhìn thấy quá khứ hiện tại thì chắc chắn sẽ bỏ lỡ nhưng cơ hội trong tương lai”, nhưng điều đáng ngạc nhiên là không ai nghĩ đến việc thay đổi bản thân mình. Rất nhiều người cho rằng mọi việc sẽ tiếp tục diễn ra trong quá khứ. Con người dường như luôn cần sự ổn định. Nếu có gì xảy ra thì chúng ta thường than thở rằng “Ước gì mọi việc trở lại bình thường như cũ”, “Ước gì tôi có thể kiếm được nhiều việc làm ổn định”, “Nếu không có gì thay đổi thì chúng ta đã hoàn tất dự án này trước Tết”, v.v…
Như vậy chúng ta sẽ xem xét nguyên nhân gây ra các phản ứng và vấn đề sức ỳ trước sự thay đổi. Bên cạnh đó chúng ta cũng sẽ thảo luận những khía cạnh tích cực của sự thay đổi mang lại. Để từ đó mỗi cá nhân sẽ quản lý sự thay đổi chính bản thân mình, góp phần tích cực vào sự thay đổi của một tổ chức, một quốc gia, và toàn thế giới.
(1) Nguyên nhân của các phản ứng và tính ỳ trước sự thay đổi bản thân
Phản ứng: Khái niệm “phản ứng” mà chúng tôi đề cập ở đây là các hiệu ứng tâm lý xuất hiện khi chúng ta đón nhận các thông tin về sự thay đổi, chẳng hạn như: lo âu, phấn khích, căng thẳng,v.v…
Tính ỳ: Là xu hướng cưỡng lại sự thay đổi hoặc các tác động của sự thay đổi nhằm bảo toàn tình trạng hiện tại.
Nếu bạn dành nhiều thời gian để quan sát cuộc sống trong một khu rừng, có thể bạn sẽ nhận ra cách các loài động vật hình thành nên cuộc sống như thế nào. Ví dụ, hươu nai tạo ra các lối đi giữa những nơi chúng ngủ ngày và những con suối, đồng cỏ để chúng có thể tìm được đồ ăn và nước uống khi màn đêm buông xuống. Chúng lần theo những lối đi này bởi khi đó chúng cảm thấy an toàn và gặp ít trở ngại trong việc di chuyển. Con người cũng phát triển và hình thành những thói quen giống như vậy. Hãy nghĩ đến những việc làm của bản thân bạn trong một buổi sáng thứ Bảy nào đó. Bạn sẽ ngủ đến tận 8 giờ sáng, sau đó là tiến hành công việc giặt giũ, chuẩn bị một bữa ăn sáng ngon lành mà trong tuần bạn chưa bao giờ có thời gian để làm, thanh toán tiền phí cho cả tuần, rồi nghe một bản nhạc hay đọc tờ báo mà bạn yêu thích. Bạn cũng có nhiều cơ hội để hình thành nên những thói quen trong khi làm việc. Cũng giống như loài hươu nai trong rừng, chúng ta cũng thường đi theo những lói mòn vốn đã trở nên thân thiện, thoải mái, an toàn và đem lại cảm giác thỏa mãn. Và như thế chúng ta sẽ không háo hức để thay đổi trừ phi có những lý do thuyết phục. Chúng ta cũng có những “thói quen xã hội” trong khi làm việc – có liên quan đến những người cùng làm để thỏa mãn nhu cầu của mình như những động vật có tính xã hội, và sẽ không mặn mà lắm với những thay đổi vốn có tác động ít nhiều đến những thói quen này.
Thỉnh thoảng sự chệch hướng của những thói quen này và những kiểu mẫu xã hội đang tồn tại thường tạo ra nhiều thay đổi cũng như những sở thích làm vừa lòng chúng ta. Thế nhưng những sự chệch hướng đó có thể cũng tạo ra sự căng thẳng, lo lắng, không thoải mái, và thậm chí cả nỗi sợ hãi. Nhà triết học Eric Hoffer đã viết trong cuốn The Ordeal Change (Thử thách của thay đổi) rằng: “Ấn tượng của tôi là không một ai thực sự thích cái mới. Chúng ta đều e ngại nó”. Ông còn cho biết thêm rằng thậm chí những thay đổi nhỏ trong thói quen cũng có thể khiến người ta thất vọng.
Qua những diễn biến tâm lý như trên, con người thường không nghĩ đến việc thay đổi bản thân mình, nhưng nghịch lý thay, là con người luôn muốn có sự thay đổi của tổ chức nơi mình đang làm việc, môi trường sống xung quanh, hay lớn hơn là sự thay đổi của thế giới. Chúng ta đều biết rằng mỗi một con người là mỗi một tế bào của xã hội, muốn cho xã hội thay đổi, thế giới thay đổi, thì tự bản thân của mỗi người phải thay đổi, thì mới góp phần làm thay đổi xã hội, thay đổi thế giới được. Ví dụ: Mọi người đều muốn môi trường xã hội ngoài trong lành, đường phố sạch sẽ, an toàn… nhưng mỗi cá nhân vẫn không thay đổi thói quen vứt rát bừa bãi nơi công cộng, điều khiển giao thông không đúng quy định, thì làm sao góp phần thay đổi môi trường xã hội được.
(2) Những khía cạnh tích cực của sự thay đổi mang lại
Để vượt qua những rào cản thay đổi bản thân, mỗi con người của chúng ta phải luôn nhìn cho được các khía cạnh tích cực của sự thay đổi, để vượt lên chính mình, nghĩ thay đổi bản thân mình trước khi nghĩ đến sự thay đổi thế giới. Những khía cạnh tích cực của sự thay đổi bản thân mình như: (a) Thay đổi sẽ đem lại những hứng thú mới; (b) Thay đổi có thể mở ra những triển vọng phát triển; (c) Thay đổi có thể mang đến một góc nhìn mới mẻ; (d) Thay đổi tạo ra có hội tiếp thu những kỹ năng mới; (e) Thay đổi cũng chính là một thử thách; (f) Thay đổi tạo ra cuộc sống và công việc có ý nghĩa lớn lao hơn.
TIN TỨC LIÊN QUAN
- Kết quả mang lại khi thực hiện dự án tư vấn "Xây dựng hệ thống quản trị và phát triển nguồn nhân lực theo phương pháp, công nghệ tích hợp DIR + OS + 3Ps ” cho các Doanh nghiệp
- Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào tình huống xử lý chất thải tro, xỉ tại các Nhà máy Nhiệt điện than của Ngành Điện lực VN của TS. Phan Ngọc Thanh tại hội thảo khoa học ngày 05.05.2023
- Lời giới thiệu kỷ yếu hội thảo về " kinh tế tuần hoàn" của TS. Phan Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội đồng Khoa học & Đào tạo Khoa QTKD TP. Hồ Chí Minh ngày 05.05.2023
- TS.Phan Ngọc Thanh - Giám đốc Công ty TVQL&ĐT INLEN tham gia Hội thảo khoa học "Đổi mới phương pháp pháp dạy - học theo phương thức giao tiếp mới" tại trường Đại học Tài chính - Marketing
- Công cụ và ứng dụng cho doanh nghiệp "Những mô hình chiến lược hướng đến kinh doanh hiệu quả" do tác giả TS. Phan Ngọc Thanh biên soạn
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Qua ...”
- Bà Nguyễn Thị Phượng - Tổ trưởng sản xuất Nhà máy Rượu vang trực thuộc LADOFOODS
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
+ ...”
- Ông Nguyễn Hồng Đức - Giám đốc Nhà máy sản xuất rượu vang trực thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Cập ...”
- Ông Phạm Nguyễn Nam Phi - Trưởng phòng Mua hàng - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Cách ...”
- Bà Phạm Phan Ngọc Dung - Trưởng Bộ phận Hầm vang Đà Lạt - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Hiểu ...”
- Bà Lê Thúy Hằng - Phó Tổng Giám đốc - LADOFOODS GROUP
-
“Qua Khóa học Tôi đã học được các Kỹ năng:
Kỹ năng bán hàng;
Cách ...”
- Bà Dương Thị Cẩm Tú - Tỉnh Trà Vinh
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Sau ...”
- Bà Phạm Ngọc Bảo Quyên - Trưởng BP Điều phối Công ty TNHH MTV LADOFOODS - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Rà ...”
- Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Biết ...”
- Ông Phan Anh Tú - Kế toán trưởng - Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS)
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
1. ...”
- Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
-
“1. Trung tâm điều hành SCADA trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam:
- Tư vấn đã ...”
- - Trung tâm điều hành SCADA trực thuộc Tập đoàn điện lực miền Nam - Viễn thông TP.HCM, Viễn thông Bình Dương, Viễn thông Bình Định trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam