Làm thế nào để sự sinh động, niềm đam mê, tính toàn vẹn và tôn kính hỗ trợ bạn trong công việc

Chuyên gia Tư vấn cao cấp - Phan Ngọc Thanh, PhD/DBA/MBA

Điểm khác biệt giữa một người thành công trong việc phát triển bản thân và đạt được mục tiêu với những người khác chính là họ luôn luôn hành động. Tuy nhiên, muốn vậy bạn cần phải có một nguồn năng lượng nội tại dồi dào. Việc tìm ra cảm hứng cho hành động của mình chính là một trong những cách tuyệt vời nhất để tạo động lực làm việc.

Vị trí hiện tại của bạn là kết quả của những hành động bạn đã thực hiện trong quá khứ. Hạnh phúc và thành công mà bạn đang có ngày hôm nay là thành quả lao động trong quá khứ của bạn. Nếu hiện tại, bạn không ở trong vị trí mà bạn muốn, thì bạn phải hành động mỗi ngày, đều đặn và cụ thể.

Thành công và hạnh phúc mà tất cả chúng ta có được là kết quả của những hành động đều đặn của mình, chứ không phải là những hành động mang tính ngẫu nhiên như quyết tâm mà chúng ta cố đạt được vào đầu năm (để rồi những quyết tâm đó dẫn lùi tàn theo năm tháng). Không phải sự thành công nào mà chúng ta có đều là kết quả của những thói quen (những hành động đều đặn) của bản thân. Vì vậy, cần phát triển những thói quen tốt nếu chúng ta muốn đạt được sự thành công.

Thật đáng tiếc là phần lớn những thói quen của chúng ta không phải là kết quả của những suy nghĩ kỹ càng và quyết định hợp lý. Nói chung, những thói quen chúng ta có đều là các phản ứng của những kinh nghiệm bản thân. Nếu chúng ta có những kinh nghiệm tiêu cực, chúng ta có xu hướng có những phản ứng tiêu cực. Thế thì theo bạn, chúng ta sẽ có những gì từ những phản ứng tiêu cực? Chính là những thói quen xấu.

Một công cụ mà bạn tuỳ ý sử dụng giúp điều khiển những thói quen của bản thân là mức độ động cơ thúc đẩy của bạn. Nếu bạn có động cơ để làm việc, thì chính mong ước đạt được thành công sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi bị thất bại. Một người có động cơ làm việc sẽ sẵn sàng bước ra khỏi “khu vực an toàn” của bản thân và nắm bắt mọi cơ hội để thay đổi cuộc đời. Họ trở thành người thiện toàn hơn, làm được nhiều điều hơn và vì vậy, sẽ đạt được nhiều điều hơn.

Sau đây là những bước giúp bạn phát triển mức độ động lực của bản thân:

1. Đề ra những mục tiêu

Bạn phải biết điều mình muốn! Chính những mục tiêu sẽ đem lại cho cuộc sống bạn một mục đích sống. Khao khát đạt được những mục tiêu đó sẽ trở thành nguồn động lực thúc đẩy trong cuộc sống bạn.

Hãy ghi xuống tất cả các mục tiêu, dù lớn hay nhỏ, về bản thân, nghề nghiệp, tài chánh và tinh thần. Hãy ghi xuống thật rõ ràng và cụ thể rồi bắt đầu thực hiện những mục tiêu đó.

2. Hãy là người quyết đoán

Hãy quyết định điều bạn muốn làm và bắt tay vào thực hiện bởi vì nếu cứ chần chừ và thiếu quyết đoán thì bạn sẽ rơi vào tình trạng tê liệt khả năng phân tích. Việc đưa ra quyết định và hành động sẽ tạo nên động lực và thổi bùng ngọn lửa trong bạn. Cố gắng vạch rõ mọi kế hoạch, từng bước thực hiện chúng. Đồng thời chú ý theo dõi, kiểm tra kết quả, học hỏi và điều chỉnh bản thân trong suốt quá trình đó.

3. Hành động mỗi ngày

Một khi đã đề ra những mục tiêu, hãy đưa ra kế hoạch để thực hiện ít nhất một bước mỗi ngày, dù lớn hay nhỏ. Có thể đó là một cuộc nói chuyện qua điện thoại, đọc sách báo, viết một lá thư, v.v… hãy làm bất cứ việc gì mỗi ngày. Mỗi bước nhỏ này sẽ đưa bạn đến gần mục tiêu của bản thân hơn cũng như thúc đẩy bạn vươn lên cao hơn. Hãy nhớ rằng thói quen cũng không là gì khác hơn ngoài một hành động lặp đi lặp lại. Hành động mỗi ngày sẽ hình thành một thói quen thành công của bạn thật mạnh mẽ đến nỗi cuối cùng bạn sẽ hành động mà không cần phải suy nghĩ nữa, bởi điều đó đã phản ảnh chính bản thân bạn - một người thành công và luôn có động lực làm việc.

4. Lời nói đi đôi với việc làm

Có thể bạn muốn thực hiện các dự định lớn lao của bản thân nhưng có thật bạn đang làm theo đúng những gì mình đã nghĩ không? Bạn dành bao nhiêu giờ mỗi tuần để thực hiện chúng? Kế hoạch của bạn là gì? Chẳng hạn như bạn muốn thành công trong công việc. Vậy bạn chọn ai là người cố vấn và hình mẫu cho mình? Bạn đã làm gì để hiện thực hoá lời nói của bản thân? Nên nhớ chỉ khi lời nói và hành động nhất quán với nhau thì bạn mới có sự lựa chọn tốt hơn, tự tin hơn và tạo ra nguồn năng lượng để nâng cao sức mạnh tinh thần.

5. Cảm nhận sự việc

Chúng ta không phải là những tạo vật của lý trí thuần tuý, mà là những tạo vật có tình cảm. Nếu lý trí giúp chúng ta đưa ra kế hoạch công việc, thì chính tình cảm, ao ước thực hiện kế hoạch đó. Hãy liên kết mọi cảm xúc tích cực với hành động của bạn. Mỗi khi đạt được thành công, dù lớn hay nhỏ, hãy cảm nhận cảm giác bạn đang tiến gần hơn đến mục tiêu đề ra. Những kết nối lặp đi lặp lại này sẽ củng cố ao ước muốn đạt được những mục tiêu. Một cách hữu ích khác là ngồi xuống và ghi ra những lý do tích cực tại sao bạn muốn đạt được mục tiêu cụ thể nào đó. Rồi ở mặt còn lại, ghi xuống những việc mà bạn sẽ bỏ qua hay buộc phải làm nếu không đạt được mục tiêu đó. Giờ đây, hãy vận dụng cả hai loại cảm xúc khao khát và sợ hãi mà bạn có.

6. Chịu trách nhiệm

Đừng tự cho mình một lời bào chữa cũng như thôi đổ lỗi cho cha mẹ, tuổi thơ, con cái, người phối ngẫu, nền kinh tế, sếp hay bất kỳ ai hay sự việc nào khác. Bởi thật ra đây chính là cuộc sống của BẠN. Đừng tự nói “nếu có thể, tôi sẽ..” mà hãy nói, “tôi có thể và tôi sẽ làm…”. Bạn có thể có rất nhiều lý do để chần chừ nhưng chỉ có bạn mới có thể thay đổi hoàn cảnh. Vậy nên, hãy chịu trách nhiệm. Hãy đứng ra và nhớ đến lời của Oprah Winfrey, “triết lý sống của tôi là bạn không chỉ chịu trách nhiệm về cuộc đời mình, mà cố gắng hết sức trong giây phút hiện tại sẽ giúp bạn đứng ở vị trí tốt nhất trong giây phút kế tiếp”.

7. Noi theo gương những người thành công

Hãy tìm kiếm những tấm gương tích cực giúp bạn lên dây cót tinh thần và vẽ ra viễn cảnh tươi sáng cho mình. Điều này có thể gia tăng sức mạnh tinh thần của mỗi người. Ví dụ như huyền thoại điện ảnh Lý Tiểu Long đã làm cho công chúng kinh ngạc về những thành tựu của mình trong lĩnh vực triết học và võ thuật. Cho dù vấn đề bạn phải đối mặt là gì thì cũng luôn có người đã vượt qua được. Bạn có thể noi theo họ để thành công hoặc chí ít cũng học hỏi được những kinh nghiệm bổ ích.

8. Lưu giữ những khoảnh khắc tạo ra động lực trong tâm hồn

Tất cả chúng ta đều lưu giữ trong ký ức những cảnh phim ấn tượng trong tác phẩm mà mình ưa thích. Điều đó sẽ khơi nguồn cảm hứng và động lực làm việc cho mỗi người. Vì thế đừng bỏ qua bất kỳ cảnh phim nào mang lại sức mạnh cho bạn. Bên cạnh đó, hãy tìm kiếm trong cuộc sống thực hằng ngày bởi vì bất kỳ ai cũng có những khoảnh khắc toả sáng và hãy nhớ về chúng khi bạn cần sự trợ giúp về tinh thần.

9. Hướng đến tương lai

Cứ nhìn về quá khứ sẽ khiến bạn không thể phát triển bản thân. Thay vào đó hãy hướng về tương lai và mường tượng ra những gì mình mong muốn. Điều này sẽ mang lại hy vọng cho bạn. Ngoài ra, nhìn mọi việc với một quan điểm tích cực còn giúp bạn xác định được mục tiêu của mình. Vì thế đừng tạo ra quá nhiều áp lực bắt buộc bản thân phải làm gì đó cho bằng được mà hãy để thành công lôi kéo bạn. Hãy tưởng tượng mình là một thỏi nam châm. Quan điểm càng tích cực thì "lực kéo" này càng mạnh. Một số cách đơn giản để xác định mục tiêu trong tương lai đó là trả lời những câu hỏi như "Làm thế nào để giải quyết việc đó?", "Ưu điểm của nó là gì?" hay "Đâu là quyết định cuối cùng?". Những câu hỏi luôn là cách hiệu quả để thay đổi quan điểm của bạn.

10. Kết nối với những giá trị của bản thân

Bạn có thể kết nối những gì mình làm với các giá trị của bản thân. Đây là cách khơi nguồn cảm hứng với kỹ năng một cách mạnh mẽ. Chẳng hạn hãy nói lên những giá trị của bạn như "tiếp tục việc học" hay "thăng tiến". Mỗi khi được giao nhiệm vụ hãy tự hỏi mình "Tôi có thể học được gì từ nó?" hay "Tôi có thể cải tiến nó bằng cách nào?". Chỉ bằng cách kết nối với những giá trị của bản thân bạn có thể khơi dậy nguồn sức mạnh tinh thần. Những giá trị này còn mang lại nguồn năng lượng và làm bạn hào hứng hơn. Nếu giá trị của bạn là "phiêu lưu" thì hãy biến mỗi dự án trong công việc của mình thành một chuyến phiêu lưu thực sự. Và hãy nhớ luôn luôn tồn tại những đối thủ hay chướng ngại mà bạn cần phải vượt qua để thành công cũng như sự phát triển bản thân trên chuyến đi đó.

  • X9XTV7 GỬI
  • GỬI
  • Ý kiến khách hàng
      “- Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự Tổng Công ty Khí ...”
    • - Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) trình văn bản ký xác nhận với Ông Trần Nhật Huy - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) về việc báo cáo chương trình coaching “Phân tích và định giá giá trị công việc – triển khai xây dựng Hệ thống lương 3P” tại Công ty KCM  ngày 27.02.2023  
      “ Báo cáo tổng thể tình hình thực hiện phân tích ...”
    • - Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - Ông Nguyễn Đình Toàn - Trưởng phòng Tổ chức Hành chính - Công ty Khí Cà Mau (KCM) trực thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) Đại diện ký biên bản nghiệm thu nghiệm công việc “Phân tích và định giá giá trị công việc – triển khai xây dựng Hệ thống lương 3P tại Công ty KCM do TS. Phan Ngọc Thanh - Chuyên gia cao cấp về Tư vấn quản lý & Đào tạo INLEN trực tiếp triển khai huấn luyện, đào tạo vào ngày 10.02.2023
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Cập ...”
    • Ông Phạm Nguyễn Nam Phi - Trưởng phòng Mua hàng - LADOFOODS GROUP
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: 1. ...”
    • Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: + ...”
    • Ông Nguyễn Hồng Đức - Giám đốc Nhà máy sản xuất rượu vang trực thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
      “Tôi đã hiểu cơ bản về cấu trúc lương 3Ps, áp dụng cấu trúc lương theo ...”
    • Ông Nguyễn Thế Quốc Đại – Quản đốc Phân xưởng Công ty Cổ phần Trà Bắc
      “Qua khóa đào tạo tôi đã nắm và hiểu được những nội dung sau: Hiểu ...”
    • Bà Nguyễn Thúy Phượng - Giám đốc Tài chính - Công ty Cổ phần nước giải khát Chương Dương.
      “Qua khóa học tôi hiểu sâu hơn về quản trị sản xuất, giúp tôi hoàn ...”
    • Bà Nguyễn Thị Yến Oanh – Công ty Cổ phần Dệt may Quảng Phú
      “Sau khi tham dự khóa đào tạo này: Tôi mở rộng thêm kiến thức về quản ...”
    • Bà Phạm Thị Phụng Ngọc - Tổ trưởng sản xuất Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương
      “Tôi đã học được những công thức tính thời gian, mối quan hệ giữa năng suất ...”
    • Bà Vũ Thị Kim Anh – Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự - Công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang
      “Qua khóa học, tôi đã học được các phương pháp kiểm soát chi ...”
    • Ông Huỳnh Quốc Bảo – Kế toán trưởng - Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai
    NHẬP THÔNG TIN

    HQFQFF
    TOP