Kiến thức - Chuyên đề
Kinh doanh trên bàn nhậu
Gặp nhau trên bàn nhậu, làm việc trên bàn nhậu, bắt tay giữa bàn nhậu và ký hợp đồng trong bàn nhậu. Những sự vụ như vậy bây giờ không phải là hiếm, và phần đông người được hỏi thì cũng thấy những việc đó quá bình thường, có khi trở thành trào lưu rồi.
Kinh doanh và nhậu nhẹt:
Không ai làm việc kinh doanh mà lại không biết đến từ "nhậu", bắt nguồn từ việc gặp gỡ trên bàn ăn để tìm kiếm các cơ hội giao thương, "nhậu" đã biến tướng thành "nhẹt" để hễ ai kinh doanh khi nhắc đến việc làm thế nào để xây dựng quan hệ với các đối tác nhanh chóng nhất thì đều khẳng định không có cách nào khác là phải nhậu nhẹt.
Đã có nhiều người đổ lỗi cho không gian ăn phòng khô cứng và chật hẹp, thời bây giờ là mọi việc đều có thể tiến triển trên bàn bia, quán rượu chứ không cần phải chào hàng, giới thiệu hay quảng cáo nữa, nhậu là phương thuốc cũ mà lại mới, ai ai cũng phải dùng, không lúc này thì là lúc nọ. Chẳng vì thế mà đã có bài viết nhận định rằng "quán nhậu mọc ra như nấm, nhiều hơn trường học và nhà trẻ. Người người nhậu, nhà nhà nhậu, đi đâu cũng thấy bia rượu tràn lan khắp xả hội". Việt Nam không phải là nước sản xuất bia rượu hàng đầu thế giới, nhưng xét về số lượng quán xá mọc cho nhu cầu nhậu của các doanh nhân thì không thể kể xiết, một phần của việc mọc ra như nấm ấy là người ta "có thể bàn chuyện kinh doanh".
Từ các thành phố lớn đến nhỏ, việc kinh doanh thường ngày nghiễm nhiên là không thể thiếu được cốc bia, chén rượu, người miền Bắc hay nhậu ban ngày, người miền Trung và miền Nam thì thời gian còn kéo dài ngay cả sáng hôm sau. Hàng ngàn hợp đồng có giá trị đã được ký kết trong không gian đầy men bia rượu và nét chữ ký của những khối óc còn đang chếnh chóng. Có những lúc nhiều người còn tự hỏi về cái gọi là kia doanh trên bàn nhậu có phải là phát minh của đời sống kinh doanh không, nó đang hiện hữu hàng ngày và phải chăng vì nó hợp lý nên nó mới tồn tại.
Hậu quả của nhậu:
Chè chén chưa phải là hình thức cuối cùng của kinh doanh trên bàn nhậu, từ nhậu bây giờ đã có sự thay đổi rất nhiều, doanh nhân giờ không chỉ gặp nhau trong hàng bia quán rượu, họ còn có thể bàn chuyện kinh doanh trên sàn nhảy, trong các quán karaoke sang trọng, và nhiều địa điểm khác mà ngoài phần "tửu" ra thì "sắc" cũng không kém phần hấp dẫn. Tác hại của nhậu thì có thể dành cả ngày cũng không hết, từ việc nhậu mà lâu ngày bụng to, xơ gan hay ung thư cũng không phải là hiếm. Tivi, đài báo nói rất nhiều ấy nhưng mà kinh doanh và nhậu vẫn cứ phải là đôi bạn thân thiết, có thể doanh nhân có suy nghĩ hiện đại hơn thì tìm đến các phương thức khác nhau như đánh goft, tennis, nhưng kinh doanh trên bàn nhậu vẫn được coi là phương thức phổ biến. Điều lạ lùng là dù biết là không tốt và tốn kém nhưng người ta vẫn cứ "phải nhậu thì mới làm ăn được" vậy thì nguyên nhân xuất phát từ đâu?
Lý giải về kinh doanh trên bàn nhậu
Đã có ý kiến cho rằng "kinh doanh là khởi nguồn của văn minh, vì nhậu thúc đẩy làm ăn kinh doanh nên nó cũng thúc đẩy văn minh của xã hội, vì thế nên nó tồn tại là hợp lý" liệu đây có phải là một lý giải đúng đắn, nếu như vậy thì hậu quả thật là khai sáng nhiều cho xã hội con người quá. Nếu như thế thì tại sao những người hứng chịu hậu quả của nhậu nhẹt lại cho rằng nó đang là tệ nạn của xã hội, cần phải có một lý giải hợp lý hơn về vấn đề này.
Chúng ta lại phải nhìn nhận mục đích của việc nhậu, vậy nhậu là để phục vụ viêc gì cho kinh doanh, câu trả lời chính là: "xây dựng quan hệ kinh doanh". Văn hóa kinh doanh của người Việt rất coi trọng quan hệ cá nhân trong kinh doanh, coi đó như phương thuốc vàng để chữa bách bệnh khi có vấn đề gút mắc gì đó, những người được mời đi nhậu thì phần lớn các đối tác mà chủ doanh nghiệp hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ khi gặp khó khăn, các quan hệ này được mốc nối rất chằn chịt và được phủ lớp vỏ bọc bên ngoài là hợp tác, đối tác chiến lược nhưng thật ra chỉ là vì tìm kiếm lợi ích của cá nhân, thông qua các mối quan hệ. Chính vì người ta tìm được lợi ích kinh tế và nhậu lại là phương thức hữu hiệu để xây dựng các mối quan hệ đó, "người say thì cũng hay nói thật nên người ta phải tăng cường nhậu để việc kinh doanh qua các mối quan hệ trở nên dễ dàng hơn.
Lý giải chưa phải đã hết vấn đề:
Nhận định về một vấn đề chưa phải là có thể giải quyết ngay được, nhất là một vấn đề liên quan đến rất nhiều người trong xã hội như việc kinh doanh trên bàn nhậu, chúng ta không thể một sớm một chiều mà dỡ bỏ nếp nghĩ vì quan hệ cá nhân trong kinh doanh. Vô vàn bài báo cũng đề cập đến một biện pháp giải quyết "là sự cân bằng giữa kinh doanh và nhậu nhẹt" nhưng dường như để giữ được sự cân bằng ấy là cả một vấn đề nan giải, câu trả lời chắc chắn sẽ còn bắt chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn...
MNIH2000
TIN TỨC LIÊN QUAN
- Tạo Lập Mô Hình Kinh Doanh (Tái Bản) - Tác giả Alexander Osterwalder, Yves Pigneur
- Ngôi Nhà Bình An - Tập 1 - Tiền An, Tâm Thân An - Tác giả Chu Hoàng Anh
- 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo - John C. Maxwell
- Tư duy không bao biện - tác giả Farshad Asl
- Tạo động lực - Tăng hiệu suất - tác giả Adrian Furnham, Ian MacRae
-
“- Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự Tổng Công ty Khí ...”
- - Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) trình văn bản ký xác nhận với Ông Trần Nhật Huy - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) về việc báo cáo chương trình coaching “Phân tích và định giá giá trị công việc – triển khai xây dựng Hệ thống lương 3P” tại Công ty KCM ngày 27.02.2023
-
“
Báo cáo tổng thể tình hình thực hiện phân tích ...”
- - Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - Ông Nguyễn Đình Toàn - Trưởng phòng Tổ chức Hành chính - Công ty Khí Cà Mau (KCM) trực thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) Đại diện ký biên bản nghiệm thu nghiệm công việc “Phân tích và định giá giá trị công việc – triển khai xây dựng Hệ thống lương 3P tại Công ty KCM do TS. Phan Ngọc Thanh - Chuyên gia cao cấp về Tư vấn quản lý & Đào tạo INLEN trực tiếp triển khai huấn luyện, đào tạo vào ngày 10.02.2023
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Cập ...”
- Ông Phạm Nguyễn Nam Phi - Trưởng phòng Mua hàng - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
1. ...”
- Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
+ ...”
- Ông Nguyễn Hồng Đức - Giám đốc Nhà máy sản xuất rượu vang trực thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
-
“Tôi đã hiểu cơ bản về cấu trúc lương 3Ps, áp dụng cấu trúc lương theo ...”
- Ông Nguyễn Thế Quốc Đại – Quản đốc Phân xưởng Công ty Cổ phần Trà Bắc
-
“Qua khóa đào tạo tôi đã nắm và hiểu được những nội dung sau:
Hiểu ...”
- Bà Nguyễn Thúy Phượng - Giám đốc Tài chính - Công ty Cổ phần nước giải khát Chương Dương.
-
“Qua khóa học tôi hiểu sâu hơn về quản trị sản xuất, giúp tôi hoàn ...”
- Bà Nguyễn Thị Yến Oanh – Công ty Cổ phần Dệt may Quảng Phú
-
“Sau khi tham dự khóa đào tạo này: Tôi mở rộng thêm kiến thức về quản ...”
- Bà Phạm Thị Phụng Ngọc - Tổ trưởng sản xuất Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương
-
“Tôi đã học được những công thức tính thời gian, mối quan hệ giữa năng suất ...”
- Bà Vũ Thị Kim Anh – Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự - Công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang
-
“Qua khóa học, tôi đã học được các phương pháp kiểm soát chi ...”
- Ông Huỳnh Quốc Bảo – Kế toán trưởng - Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai