Kiến thức - Chuyên đề
Kiểm toán - Nền văn hóa doanh nghiệp
Một khi thị trường việc làm trở nên phong phú hơn với nhiều chọn lựa hấp dẫn, giới chủ doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn trong việc giữ chân nhân viên, đồng thời tìm cách giúp họ luôn cảm thấy thoải mái tại công sở. Cũng trong bối cảnh đó, việc xây dựng và củng cố nền văn hóa doanh nghiệp càng tỏ ra quan trọng hơn.
Văn hóa doanh nghiệp chính là sự hiểu biết và cảm nhận của các nhân viên về nơi họ làm việc, là suy nghĩ bản thân họ chính là một phần trong tổ chức của doanh nghiệp. Vậy tại sao cần “kiểm toán” nền văn hóa doanh nghiệp?
Ý nghĩa của việc “kiểm toán”
“Kiểm toán” nền văn hóa giúp xác định rõ mô hình hoạt động và môi trường sinh hoạt đang tồn tại trong một doanh nghiệp. Làm cuộc khảo sát ý kiến của toàn bộ nhân viên sẽ hỗ trợ phòng nhân sự nắm bắt rõ đâu là những yếu tố thôi thúc động cơ làm việc của nhân viên, điều gì giúp họ cảm thấy hạnh phúc khi làm việc…
Từ đó các nhà quản trị có thể phân tích, đánh giá các mối quan hệ đang tồn tại trong doanh nghiệp nhằm cải thiện tính tích cực, lạc quan của toàn doanh nghiệp.
Một cuộc “kiểm toán” nền văn hóa doanh nghiệp còn cho thấy tổng quan về môi trường làm việc, chỉ ra những nguyên tắc và điều lệ “bất thành văn” đang chi phối đến sự tương tác của nhân viên và cách hành xử của họ tại nơi làm việc, nêu bật được những rào cản đối với sự sáng tạo và hiệu suất làm việc, đưa ra hướng giải quyết các khúc mắc đang tồn tại.
Không chỉ gia tăng sự gắn bó của giới nhân viên hàng tốp, việc “kiểm toán” còn chỉ ra đâu là những trọng tâm cần phát huy để doanh nghiệp thu hút những nhân viên có chất lượng trên thị trường.
Sau đây là một số câu hỏi cần thiết cần có trong bản khảo sát:
• Mức lương bổng hiện nay có hợp lý với bạn?
• Gói chính sách phúc lợi doanh nghiệp mà bạn nhận được có khá hơn mặt bằng chung?
• Bạn có được những huấn luyện và đào tạo để làm việc tốt hơn?
• Công ty có trân trọng công việc của bạn?
• Bạn có cảm giác bị thử thách không?
• Bạn có nắm bắt những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp không?
• Những giá trị ấy có phù hợp với giá trị cá nhân của bạn không?
• Trong công ty, thông tin có được cởi mở, minh bạch không?
• Việc ra quyết định trong công ty được tiến hành như thế nào?
Văn hóa doanh nghiệp và cơ chế tuyển dụng
Khi tiến hành tuyển dụng, điều tiên quyết cần làm chính là tìm được một ứng viên có nhiệt huyết, hứng thú và ý chí sẵn sàng ủng hộ và làm việc theo tầm nhìn của doanh nghiệp.
Bằng không, dù được đào tạo và huấn luyện đến đâu chăng nữa, cá nhân ấy vẫn khó có thể thành công và kết quả sau cùng là nhuệ khí làm việc sẽ dần đi xuống rồi hoàn toàn bị lu mờ. Thực tế ấy nói lên rằng không phải bất kỳ nhân tài nào cũng có thể phù hợp với mọi môi trường làm việc.
Ngoài ra, tuyển dụng được một cá nhân tỏ ra rất phù hợp với nền văn hóa doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí gắn liền với các hoạt động liên quan về sau.
Tuy nhiên, không vì sự thích ứng tự nhiên ấy mà doanh nghiệp bỏ qua việc quan tâm cải thiện môi trường làm việc. Một công ty xem trọng sự phát triển lâu dài luôn đặt nền móng sự tăng trưởng vào cốt lõi của nền văn hóa ứng xử trong tổ chức.
Do đó, dù nhắm vào mục đích tiếp thêm sinh lực cho nhân viên cũ hay tạo ấn tượng tốt đẹp cho một nhân vật mới được tuyển dụng thì xây dựng, điều chỉnh và duy trì một môi trường làm việc tuyệt vời luôn là trọng trách hàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp.
Nguồn: doanhnhan360.com
TIN TỨC LIÊN QUAN
- HOT - TS.Phan Ngọc Thanh lần đầu tiên chuẩn bị xuất bản cuốn sách công cụ ứng dụng cho Doanh nghiệp:"Những mô hình chiến lược hướng đến kinh doanh hiệu quả"
- OKR - Phương Pháp Thiết Lập Mục Tiêu Và Quản Lý Công Việc Vượt Trội (Tái Bản) - Tác giả Kazuhiro Okuda, Nhà xuất bản: Công thương
- Tạo Lập Mô Hình Kinh Doanh (Tái Bản) - Tác giả Alexander Osterwalder, Yves Pigneur
- Những Quy Tắc Trong Quản Lý (Tái Bản 2019 - Lần 2) - Tác giả: Richard Templar, Nhà xuất bản: NXB Lao Động
- HBR - Cẩm Nang Quản Lý - Tác giả: Harvard Business Review, Nhà xuất bản: NXB Công Thương
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Qua ...”
- Bà Nguyễn Thị Phượng - Tổ trưởng sản xuất Nhà máy Rượu vang trực thuộc LADOFOODS
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
+ ...”
- Ông Nguyễn Hồng Đức - Giám đốc Nhà máy sản xuất rượu vang trực thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Cập ...”
- Ông Phạm Nguyễn Nam Phi - Trưởng phòng Mua hàng - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Cách ...”
- Bà Phạm Phan Ngọc Dung - Trưởng Bộ phận Hầm vang Đà Lạt - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Hiểu ...”
- Bà Lê Thúy Hằng - Phó Tổng Giám đốc - LADOFOODS GROUP
-
“Qua Khóa học Tôi đã học được các Kỹ năng:
Kỹ năng bán hàng;
Cách ...”
- Bà Dương Thị Cẩm Tú - Tỉnh Trà Vinh
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Sau ...”
- Bà Phạm Ngọc Bảo Quyên - Trưởng BP Điều phối Công ty TNHH MTV LADOFOODS - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Rà ...”
- Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Biết ...”
- Ông Phan Anh Tú - Kế toán trưởng - Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS)
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
1. ...”
- Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
-
“1. Trung tâm điều hành SCADA trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam:
- Tư vấn đã ...”
- - Trung tâm điều hành SCADA trực thuộc Tập đoàn điện lực miền Nam - Viễn thông TP.HCM, Viễn thông Bình Dương, Viễn thông Bình Định trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam