Sự kiện INLEN
Hội thảo hội nhập “Những vấn đề quản lý cốt lõi cho doanh nghiệp Việt Nam” - Hoàn thiện môi trường pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Tại khách sạn CONTINENTAL ngày 14/07/2006
____________________________________________________________________
HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
GS.TS. Dương Thị Bình Minh
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
I. Vị trí pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNV) là loại doanh nghiệp được phân loại theo quy mô. Nhìn chung, tiêu chí để xác định DNNV thông thường là: Vốn, lao động, doanh thu. Trên thực tế, việc xác định thế nào là DNNV thường được xem xét phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, trình độ trang bị kỹ thuật, tình hình giải quyết việc làm và mục đích của việc xác định. Có nước chỉ dùng một tiêu chí, nhưng cũng có nước dùng một số tiêu chí để xác định DNNV. Có nước dùng tiêu chí chung cho tất cả các ngành, nhưng có nước lại dùng tiêu chí riêng để xác định DNNV trong từng ngành.
Như vậy, tùy theo tình hình thực tiễn, các nước khác nhau có thể có những cách lựa chọn tiêu chí khác nhau khi xác định DNNV. Có thể khái quát thành 4 quan niệm như sau :
Quan niệm thứ nhất: Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại DNNV phải gắn với đặc điểm của từng ngành và phải tính đến số lượng vốn và lao động được thu hút vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quan niệm thứ hai: Tiêu chí đánh giá xếp loại DNNV không phân biệt ngành nghề mà chỉ căn cứ vào số lao động và số vốn thu hút vào kinh doanh.
Quan niệm thứ ba: Ngoài tiêu thức về lao động và vốn kinh doanh, tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại DNNV còn quan tâm đến doanh thu hàng năm của doanh nghiệp.
Quan niệm thứ tư: Tiêu chí để xác định DNNV là số lượng lao động tham gia, có phân biệt hoặc không phân biệt ngành nghề. Quan niệm này nhằm mục đích để Nhà nước có chính sách đối với doanh nghiệp trong vấn đề thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm.
Ở Việt Nam thời gian qua khái niệm DNNV đã được các địa phương, các ngành vận dụng một cách khác nhau:
- Ngân hàng Công thương Việt Nam: coi DNNV là những doanh nghiệp có số lao động thường xuyên dưới 500 người, vốn cố định dưới 10 tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng và doanh thu hàng năm dưới 20 tỷ đồng.
- Công ty Tư vấn và Phát triển Công nghệ (ECO) cho rằng trong điều kiện Việt Nam hiện nay, tiêu chuẩn để xác định như sau:
- Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng và số công nhân dưới 100 người.
- Doanh nghiệp quy mô vừa là doanh nghiệp có vốn từ 1 – 10 tỷ đồng, số lao động từ 100 – 300 người.
- Phòng Thương mại và Công nghiệp VN chi nhánh TP.HCM (VCCI) xác định:
- Đối với ngành công nghiệp: doanh nghiệp có quy mô vừa là những doanh nghiệp có vốn từ 5 – 10 tỷ đồng, số lao động trung bình 200 – 500 người. Những đơn vị có vốn dưới 5 tỷ đồng và dưới 200 người là doanh nghiệp nhỏ.
- Đối với ngành Thương mại, Dịch vụ: doanh nghiệp có vốn 5 – 10 tỷ đồng và có 50 – 100 công nhân là doanh nghiệp quy mô vừa ; doanh nghiệp có vốn < 5 tỷ và số công nhân < 50 người là doanh nghiệp nhỏ.
- Dự án US/VIE/95/004 "Hỗ trợ DN vừa và nhỏ tại Việt Nam" định nghĩa doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có ít hơn 50 lao động hoặc có tổng giá trị vốn nhỏ hơn 1 tỷ đồng hoặc có doanh thu dưới 1 tỷ đồng trên tháng; doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lượng từ 51 – 200 người hoặc tổng giá trị vốn từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc có doanh thu từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng/tháng.
- Trung tâm phát triển Ngoại thương và Đầu tư (FTDC) : Doanh nghiệp nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng và số công nhân dưới 30 người; còn những doanh nghiệp có vốn 1 tỷ đến 4 tỷ đồng và số công nhân dưới 200 người là thuộc nhóm doanh nghiệp quy mô vừa.
- Theo quỹ hỗ trợ DNNV thuộc chương trình VN – EU : Doanh nghiệp được quỹ này hỗ trợ gồm các doanh nghiệp có số lượng người từ 10 – 500 người và vốn điều lệ từ 50.000 – 300.000 USD.
- Quỹ tuần hoàn của tổ chức SIDA, trong chương trình hỗ trợ DNNV ở Việt Nam thông qua ngân hàng Đông Á, xác định DNNV là doanh nghiệp có từ 25 - 200 lao động.
- Công văn 681/CP-KTN ngày 20/06/1998 của Chính phủ về việc định hướng chiến lược và chính sách phát triển các DNNV, tạm thời quy định những DNNV ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là doanh nghiệp có:
+ Vốn điều lệ < 5 tỷ VNĐ.
+ Lao động trung bình hàng năm < 200 người.
- Ngày 23/11/2001, Chính phủ ban hành nghị định 90/2001/NĐ – CP về trợ giúp phát triển DNNV. Theo đó, DNNV là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.
Có thể thấy, các cách xác định DNNV nêu trên của Việt Nam còn rất khác nhau, chưa có các văn bản pháp lý hiểu và quy định một cách thống nhất về DNNV. Tuy nhiên, các tiêu thức chung được sử dụng là: vốn đầu tư, số lượng lao động và doanh thu để xem xét. Hạn chế của các khái niệm trên là chưa lưu ý đến tính chất ngành kinh tế - kỹ thuật tác động đến doanh nghiệp, trình độ kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp.
II. Pháp luật điều chỉnh hoạt động của DNNV
Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 20/6/1999, có hiệu lực áp dụng từ 1/1/2000 đã bước đầu tạo ra sân chơi sự bình đẳng về pháp lý cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Luật doanh nghiệp đã:
- Khuyến khích và mở rộng quyền tự do kinh doanh cho các cá nhân và doanh nghiệp trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
- Đơn giản hóa việc thành lập doanh nghiệp: bỏ cơ chế xin phép thành lập, chủ đầu tư chỉ đăng ký kinh doanh với thủ tục đơn giản, hạn chế sự kiểm tra trước khi thành lập.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy nội lực, gia nhập thị trường một cách thuận lợi.
- Quy định việc giám sát, kiểm tra của nhà nước chủ yếu sẽ được thực hiện sau đăng ký kinh doanh.
Tiến trình cải cách cách khu vực doanh nghiệp và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt nam đã được đẩy mạnh kể từ năm 2000. Trong điều kiện nền kinh tế Việt nam mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý. Quá trình này bao gồm điều chỉnh khuôn khổ thể chế, đồng thời tăng cường năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp. Một số văn bản liên quan đến các DNVVN đã được ban hành trong đó bao gồm:
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 12/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2003 về chức năng, nhiệm vụ và thành viên Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Quyết định số 185 QĐ/BKH ngày 24/3/2003 của Chủ tịch Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa về ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Quy chế hoạt động của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Ban hành theo QĐ số 185 QĐ-BKH ngày 24/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Chủ tịch Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Quyết định số 504 /QĐ-BKH ngày 29 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Chỉ thị số 27/2003/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện luật Doanh nghiệp, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 04 năm 2004 về đăng ký kinh doanh
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 53/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2004 về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao.
DNNV có những mặt ưu và cũng có những mặt hạn chế. Các doanh nghiệp này tồn tại và phát triển ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực, chiếm tỷ lệ đa số trong tất cả các thành phần kinh tế. Trên thực tế DNNV có tính năng động cao trước những thay đổi của thị trường, có khả năng chuyển hướng kinh doanh, có khả năng chuyển hướng mặt hàng nhanh vì vốn đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh. DNNV với bộ máy tổ chức quản lý được thiết kế gọn nhẹ, các quy định quản lý được đưa ra và thực hiện nhanh chóng, không ách tắc phiền hà, tiết kiệm chi phí quản lý; có thể bước vào thị trường mà không thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp lớn, sẵn sàng phục vụ ở những nơi xa xôi nhất, nhất là các khoảng trống nhỏ của thị trường, để từ đó tạo nên sự phát triển cân bằng giữa các vùng. Các DNNV dễ phát huy bản chất hợp tác, thường chỉ tiến hành một hay vài công đoạn trong quá trình sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh, mà các công đoạn sản xuất phải kết hợp với nhau để tạo ra một sản phẩm hoàn thành đưa ra tiêu thụ trên thị trường, do vậy doanh nghiệp phải hoàn thiện chính mình và tiến hành hợp tác. Tuy nhiên, những hạn chế của các DNNV bộc lộ rất rõ trong thực tế hoạt động kinh doanh như: do vốn đầu tư ít nên địa điểm hoạt động không ổn định, cơ sở vật chất và trình độ kỹ thuật còn nhiều hạn chế, không đồng bộ, do vậy rất khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh; nguồn tài chính hạn hẹp nên quá trình tích tụ và tập trung vốn để tái đầu tư phát triển diễn ra chậm chạp, và khi rơi vào tình trạng suy thoái thì dễ lâm vào phá sản; trình độ quản lý sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế, thiếu các thông tin về thị trường trong và ngoài nước, do vậy khó có khả năng thâm nhập vào thị trường quốc tế và việc mở rộng thị phần nói chung; thu hút nhiều lao động trung bình và thấp, khi cần tuyển chọn lao động có trình độ tay nghề cao thường gặp khó khăn do khả năng trả lương thấp và việc thực hiện các chế độ về bảo hiểm, điều kiện lao động cũng không được như các doanh nghiệp lớn; không đủ điều kiện cũng như chưa quan tâm đúng mức đến các chương trình chiến lược lâu dài mà thường kinh doanh theo hướng trước mắt, ngắn hạn.
DNNV giữ vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Năm năm trở lại đây, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm phát huy đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hình kinh tế này. Có thể thấy rõ, hệ thống pháp luật, môi trường kinh doanh đang dần được cải thiện và ngày càng có chuyển động tích cực. Các DNNV ngày càng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và bình đẳng hơn, tình trạng phân biệt, đối xử so với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước từng bước được xóa bỏ. Đặc biệt, các yếu tố quan trọng có tính chất sống còn với sự tồn tại và phát triển của các DNNV như việc tiếp cận với các nguồn vốn, công nghệ, đất đai, lao động, thông tin thị trường đã được mở thông thoáng hơn rất nhiều so với những năm trước đây. Những điều này đã trực tiếp góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; tăng giá trị sản xuất công nghiệp, đặc biệt là khu vực dân doanh; giải quyết việc làm cho xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn những bất cập về luật pháp cho DNNV. Môi trường pháp lý vẫn chưa được coi là thuận lợi cho các nhà đầu tư. Luật pháp của nước ta đang trong quá trình chuyển đổi nên tính ổn định, công khai, minh bạch còn kém và gây không ít khó khăn cho nhà đầu tư trong việc tiên lượng, thực hiện các dự án đầu tư. Hệ thống các văn bản pháp luật về kinh doanh chưa đồng bộ, còn có những quy định thiếu tính khả thi; cải cách hành chính với các quy định còn rườm rà phức tạp; hệ thống các loại giấy phép con, các quy định về ngành nghề kinh doanh đang tạo ra những cản trở không nhỏ đối với DNNV. Hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh như hiện nay chưa đáp ứng được với xu thế phát triển nhanh và đa dạng của các DNNV. Những lực cản trong tiến trình phát triển của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay và những năm tới nhìn nhận dưới khía cạnh pháp luật :
- Về vấn đề tiếp cận các nguồn vốn: Các DNNV còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường chứng khoán cũng như các khoản vay trung hạn, dài hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các khoản vay có bảo lãnh.
- Đa số các DNNV nằm trong tình trạng thiếu đất để làm mặt bằng. Phần lớn các DNNV không có quyền sử dụng đất hoặc tài sản có giá trị để thế chấp. Việc xin cấp đất, hoặc thuê đất của doanh nghiệp bị cản trở bởi các quy định về hồ sơ, thủ tục khá phức tạp.
- Những thông lệ và điều kiện cạnh tranh không bình đẳng ở thị trường trong nước; khả năng tiếp xúc thương mại, tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế rất khó khăn; điều kiện tiếp cận với thông tin về văn bản, pháp luật, thị trường, tiến bộ công nghệ... còn hạn chế.
III. Hoàn thiện môi trường pháp lý đối với hoạt động kinh doanh của các DNNV
Nhằm phát triển DNNV của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với quá trình chuyển sang kinh tế thị trường. Quốc hội ban hành Luật doanh nghiệp vào 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ 01/07/2006. Luật doanh nghiệp 2006 có nhiều điểm mới:
- Được áp áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh; lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; kinh doanh xuất nhập khẩu…
- Quá trình thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh đơn giản và thông thoáng.
- Tăng cường, củng cố thêm các quyền và lợi ích của cách thành viên, các cổ đông phổ thông, thiết lập chế độ thù lao, lương gắn với kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xác định rõ nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, đặc biệt nhấn mạnh thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Trong quá trình triển khai thực hiện luật doanh nghiệp mới cần xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn thi hành luật kịp thời. Các văn bản này phải đảm bảo tính ổn định lâu dài và tính đồng bộ, thống nhất để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Tính ổn định lâu dài trước hết thể hiện ở quan điểm nhất quán của Nhà nước đối với các DNNV thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử tại các văn bản quy phạm pháp luật cũng như tổ chức thực hiện.
Việc tăng cường thể chế nhằm tạo ra cú hích thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có các DNNV đòi hỏi phải thể hiện trên các khía cạnh:
- Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (tiếp cận với vốn, đất đai, lao động, công nghệ và thông tin thị trường ...).
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNV thực hiện quyền kinh doanh và khuyến khích mở rộng thị trường xuất khẩu, tự do thay đổi sản phẩm.
- Minh bạch hoá việc bảo hộ đối với các ngành kinh tế trong nước.
- Phát triển thị trường lao động và mở rộng quyền cho các DNNV tuyển dụng lao động.
- Có chính sách và biện pháp thích hợp để khơi dậy và phát triển đối với thị trường bất động sản.
- Hình thành loại hình dịch vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản ...
- Kiện toàn cơ quan đầu mối quản lý thống nhất đối với DNNV, từng bước nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước đối với DNNV, hoàn thiện các chính sách vĩ mô hỗ trợ các DNNV.
IV. Về pháp luật thuế đối với các DNNV
Hệ thống thuế Việt nam được hình thành và phát triển thành một hệ thống từ năm 1990 cho đến nay, đã trải qua nhiều lần cải cách thuế và hiện nay Nhà nước đang thực hiện cải cách thuế bước 3. Thuế thu nhập đối với các DNNV Việt Nam hiện nay, về cơ bản, được thu thống nhất với thuế suất 28% trên thu nhập chịu thuế – áp dụng như các thành phần kinh tế khác, cho các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp dành cho các DNNV là những ưu đãi chung theo ngành và khu vực hoạt động, không có quy định ưu đãi đặc thù nào dành cho quy mô của doanh nghiệp. Về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu, đây là các loại thuế gián thu và cũng áp dụng cho các DNNV theo lộ trình cải cách thuế bằng những quy định chung như: mở rộng đối tượng chịu thuế, giảm thuế suất; trong đó có việc cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo cam kết của Việt Nam với Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Như vậy, thực tế không có các quy định ưu đãi đặc thù nào dành cho các DNNV và nguyên tắc công bằng, bình đẳng, đơn giản hóa là những nguyên tắc được ưu tiên hàng đầu.
Trong bối cảnh mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, thực tiễn hoạt động của các DNNV cho thấy rằng khu vực kinh tế này có khả năng cạnh tranh thấp và cần thiết phải thực hiện hàng loạt các biện pháp cần thiết để các DNNV có thể tăng cường năng lực cạnh tranh của mình và Nhà nước cần phải sử dụng công cụ thuế như thế nào?
Những giải pháp điều chỉnh thuế, mà nhờ đó thuế có thể là một công cụ tài chính để nhà nước hỗ trợ tài chính cho DNNV cần được thiết kế dựa trên quan điểm như sau:
- Thuế cần được áp dụng thống nhất và bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, với các doanh nghiệp.
- Thuế phải là nguồn thu chủ yếu và ổn định cho ngân sách nhà nước.
- Nâng cao tính pháp lý của thuế.
- Hệ thống thuế nói chung, từng sắc thuế nói riêng phải bảo đảm tính rõ ràng, đơn giản, khuyến khích các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Chính vì vậy, ưu đãi thuế dành cho DNNV chỉ nên áp dụng thuế TNDN - một loại thuế trực thu, tác động trực tiếp, rõ ràng, và cụ thể đến lợi ích của doanh nghiệp.
- Ưu đãi thuế cho DNNV nhưng không kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp quy mô lớn, không làm nản lòng những nhà đầu tư muốn đầu tư xây dựng doanh nghiệp lớn, hay những tập đoàn kinh tế hùng mạnh.
Về đề xuất các giải pháp:
- Hoàn thiện cách tính chi phí trong phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp: Chi phí vay vốn, chi phí tiền lương, loại bỏ việc khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị, giao dịch.
- Thuế suất thuế TNDN: Áp dụng thuế suất lũy tiến từng phần.
Khả năng nộp thuế, khả năng tích lũy, nhu cầu tích lũy, cũng như khả năng sử dụng vốn tích lũy của các doanh nghiệp không giống nhau. Để tạo điều kiện cho các DNNV hoàn thành nghĩa vụ thuế, vừa có thể đầu tư tái sản xuất mở rộng, nên quy định thuế TNDN với thuế suất lũy tiến từng phần gồm 2 mức: 25% và 28% tùy theo thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Thuế suất lũy tiến làm cho nghĩa vụ thuế phù hợp với khả năng nộp của các doanh nghiệp hơn, tức là công bằng, hợp lý hơn; đồng thời làm cho việc ưu đãi thuế đối với DNNV đơn giản hơn về thủ tục hành chính. Tất nhiên, chọn thuế suất lũy tiến từng phần cho thuế TNDN quả thực có làm cho phương pháp tính thuế phức tạp hơn so với thuế suất cố định hiện hành, nhưng chỉ với 2 mức thuế suất cộng với những phương tiện tính toán hiện nay thì điều này không đáng ngại.
Minh bạch và đơn giản hóa việc miễn, giảm thuế TNDN. Tiếp tục duy trì một số trường hợp miễn thuế TNDN hiện hành cho các doanh nghiệp, như:
- Cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập.
- Cơ sở kinh doanh trong nước di chuyển đến miền núi, hải đảo, và các vùng có khó khăn khác.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ dành riêng cho lao động là người tàn tật.
- Tiếp tục miễn thuế đối với một số khoản thu nhập - với điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh hạch toán được rõ ràng doanh thu, chi phí hợp lý liên quan đến các khoản thu nhập này.
TIN TỨC LIÊN QUAN
- TS.Phan Ngọc Thanh - Giám đốc Công ty TVQL&ĐT INLEN tham gia hội thảo khoa học chủ đề " Mô hình kinh tế tuần hoàn" Khoa QTKD - NTTT vào ngày 05.05.2023
- TS.Phan Ngọc Thanh - Giám đốc Công ty TVQL&ĐT INLEN tham gia huấn luyện, đào tạo chủ đề" Chân dung CEO 4.0" và "Hệ thống QLDN" ngày 29/03, 03/04 và 05/04/2023
- TS.Phan Ngọc Thanh - Giám đốc Công ty TVQL&ĐT INLEN tham gia ngày hội khai giảng chào đón Tân sinh viên năm 2022 -2023 và Tri ân Qúy Thầy/Cô khoa QTKD ĐH NTT ngày 12.11.2022
- TS.Phan Ngọc Thanh - Giám đốc Công ty TVQL&ĐT INLEN tham gia Hội thảo các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp mở ngành QTKD bậc Tiến sĩ do trường NTT tổ chức ngày 12.11.2022
- TS.Phan Ngọc Thanh - Giám đốc điều hành Công ty TVQL& ĐT INLEN tham gia hội thảo khoa học cấp trường chủ đề " Marketing trong thời đại số" của Trường NTTT tổ chức vào ngày 25.11.2022
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Qua ...”
- Bà Nguyễn Thị Phượng - Tổ trưởng sản xuất Nhà máy Rượu vang trực thuộc LADOFOODS
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
+ ...”
- Ông Nguyễn Hồng Đức - Giám đốc Nhà máy sản xuất rượu vang trực thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Cập ...”
- Ông Phạm Nguyễn Nam Phi - Trưởng phòng Mua hàng - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Cách ...”
- Bà Phạm Phan Ngọc Dung - Trưởng Bộ phận Hầm vang Đà Lạt - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Hiểu ...”
- Bà Lê Thúy Hằng - Phó Tổng Giám đốc - LADOFOODS GROUP
-
“Qua Khóa học Tôi đã học được các Kỹ năng:
Kỹ năng bán hàng;
Cách ...”
- Bà Dương Thị Cẩm Tú - Tỉnh Trà Vinh
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Sau ...”
- Bà Phạm Ngọc Bảo Quyên - Trưởng BP Điều phối Công ty TNHH MTV LADOFOODS - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Rà ...”
- Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Biết ...”
- Ông Phan Anh Tú - Kế toán trưởng - Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS)
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
1. ...”
- Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
-
“1. Trung tâm điều hành SCADA trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam:
- Tư vấn đã ...”
- - Trung tâm điều hành SCADA trực thuộc Tập đoàn điện lực miền Nam - Viễn thông TP.HCM, Viễn thông Bình Dương, Viễn thông Bình Định trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam