Sự kiện INLEN
Hội thảo hội nhập “Những vấn đề quản lý cốt lõi cho doanh nghiệp Việt Nam” - Vấn đề nhân lực trình độ cao và năng lực công nghệ để cạnh tranh của doanh nghiệp
Tại khách sạn CONTINENTAL ngày 14/07/2006
____________________________________________________________________
VẤN ĐỀ NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO VÀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ ĐỂ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Nguyễn Thiện Tống, PhD (Sydney), MPA (Harvard)
Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
1. Giới thiệu
Tạo ra tri thức trong nước bằng R&D, và xây dựng lực lượng KH KT bản xứ
- Nâng cao năng lực đội ngủ trí thức bằng:
- Tiếp nhận công nghệ thông qua ngoại thương, đầu tư nước ngoài và hợp đồng phép sử dụng bản quyền công nghệ.
- Thiết kế ngược từ sản phẩm (reverse engineering).
- Đầu tư nghiên cứu cơ bản và ứng dụng.
- Cần một trình độ có sẵn tiếp thu công nghệ mới và thiết kế ngược sản phẩm.
2. Phát triển công nghệ để cạnh tranh
- Những cải tiến công nghệ đã được công nhận từ rất lâu như là chìa khóa cho sự gia tăng năng suất và chất lượng.
- Doanh nghiệp có thể phát triển năng lực đổi mới công nghệ và cải tiến sản phẩm bằng cách tự nghiên cứu phát triển hay hợp tác với bên ngoài như với trường đại học hoặc viên nghiên cứu.
- Hợp tác R&D giữa doanh nghiệp và trường đại học là vấn đề quan trọng nhất để tạo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và cho cả nước.
Chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp và của cả nước
- Chuyển dịch lên các bậc thang cao trong chuỗi giá trị gia tăng và tránh bị mắt kẹt trong cái bẫy lao động giá rẻ;
- Cạnh tranh ngày càng dựa nhiều vào cơ sở trí tuệ sáng tạo ra công nghệ mới;
- Nhu cầu về nhân lực trình độ cao với kỹ năng mới và tri thức luôn đổi mới.
3. Đại học Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu nhân lực trình độ cao và R&D của doanh nghiệp
- Đại học VN không cung cấp được nhân lực trình độ cao về khoa học và công nghệ cho phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp;
- R&D của đại học không đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp khó thương lượng hợp đồng R&D với đại học;
- Vấn đề sở hữu trí tuệ và bí mật công nghệ trong cạnh tranh không bảo đảm.
4. Doanh nghiệp Việt Nam chưa sử dụng R&D để cạnh tranh bằng chất lượng
- Phần lớn các xí nghiệp quốc doanh sản xuất hàng thay thế nhập khẩu vốn được bảo hộ nên không chú trọng R&D;
- Phần lớn doanh nghiệp là loại nhỏ và vừa nên không đủ năng lực về R&D;
- Môi trường cạnh tranh trong thời gian qua là về giá cả chứ chưa phải là chất lượng nên nhu cầu cải tiến công nghệ chưa nhiều;
- Công ty lớn của nước ngoài mới có nhu cầu R&D ở Việt Nam.
5. Đánh giá hiện nay của đại học về doanh nghiệp
- Doanh nghiệp không phải là nguồn cung cấp kinh phí nghiên cứu đáng kể;
- Doanh nghiệp không hợp tác để sinh viên thực tập và giảng viên tham gia R&D;
- Nhu cầu R&D của doanh nghiệp chỉ là loại “mì ăn liền” hay “thiết kế lại” sản phẩm máy móc nhập khẩu (reverse engineering);
- Doanh nghiệp không chia đúng lợi ích kinh doanh R&D cho đại học.
6. Lợi ích của hợp tác giữa doanh nghiệp và đại học, vai trò chính quyền
6.1. Lợi ích của doanh nghiệp.
6.2. Lợi ích của đại học.
6.3. Đóng góp của Việt kiều.
6.1 Lợi ích của doanh nghiệp khi hợp tác
- Tiếp cận nguồn nhân lực trình độ cao, kể cả giảng viên nghiên cứu của đại học;
- Tiếp cận những kết quả nghiên cứu cơ bản và ứng dụng có cải tiến công nghệ và tạo sản phẩm mới;
- Tiếp cận phương tiện R&D của đại học mà doanh nghiệp không có;
- Nhân lực doanh nghiệp dược đại học đào tạo bồi dưỡng tiếp tục;
- Uy tín doanh nghiệp được nâng cao khi hợp tác với đại học.
6.2 Lợi ích của đại học khi hợp tác
- Doanh nghiệp cung cấp kinh phí nghiên cứu mà ít thủ tục hơn nhà nước;
- Sinh viên và giảng viên được tiếp cận vấn đề thực tế trong sản xuất kinh doanh;
- Nhận thêm kinh phí nhà nước cho những đề tài nhà nước hỗ trợ nhằm khuyến khich hợp tác giữa doanh nghiệp và đại học;
- Uy tín đại học được nâng cao khi phục vụ doanh nghiệp và cộng đồng.
Các hình thức hợp tác “doanh nghiệp – đại học"
- Hỗ trợ nhau trên nguyên tắc tổng quát;
- Hợp đồng hợp tác nghiên cứu;
- Cùng tổ chức phòng thí nghiệm hay trung tâm nghiên cứu;
- Chương trình nghiên cứu chung;
- Vườn ươm doanh nghiệp và khu nghiên cứu (new business incubators and research parks).
6.3. Đóng góp của chuyên gia Việt kiều
- “Vườn Ươm Doanh Nghiệp” ở Khu Công Nghệ Cao (SHTP);
- Câu lạc bộ Khoa học Kỹ thuật Việt kiều;
- Công ty dịch vụ tư vấn của Việt kiều;
- Trung tâm chuyển giao công nghệ của Việt kiều;
- Trung tâm Công nghệ Sinh học;
- Doanh nghiệp Việt kiều và FDI.
Networking chất xám của kiều bào
- Trí thức Việt kiều là nguồn tri thức toàn cầu.
Low cost of communication
- Liên kết mạng trí thức Việt kiều và trí thức trong nước.
Brain circulation
- Hiệp hội Giáo sư Việt kiều Bắc Mỹ.
Câu lạc bộ KHKT Việt kiều
7. Vai trò của chính quyền
- Hiện nay sự liên kết về R&D giữa đại học và doanh nghiệp rất yếu.
- Bản thân việc đào tạo lực lượng khoa học công nghệ là một nỗ lực lâu dài và việc xây dựng những viện nghiên cứu để cho lực lượng khoa học công nghệ này làm việc một cách hiệu quả lại còn lâu dài hơn.
- Liên kết năng lực khoa học công nghệ trong các đại học và viện nghiên cứu ở khu vực công và tư là vấn đề rất quan trọng:
- Thiết lập những tổ chức trung gian giữa DN & ĐH;
- Xây dựng Trung Tâm Nghiên Cứu của ĐH chuyên phục vụ nhu cầu doanh nghiệp;
- Cung cấp kinh phí nghiên cứu cho những đề tài khuyến khích hợp tác giữa doanh nghiệp và đại học;
- Hỗ trợ các vườn ươm doanh nghiệp của ĐH;
- Cải tổ GDĐH và Xây dựng Đại Học Nghiên Cứu trình độ quốc tế;
- Chính sách thu hút chuyên gia Việt kiều về nước.
8. Kết luận
- Tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp;
- Cải thiện hệ thống nghiên cứu và phát triển R&D;
- Cải tổ GDĐH, xây dựng Viện Đại học Nghiên cứu;
- Thiết lập những tổ chức trung gian giữa DN & ĐH;
- Cung cấp kinh phí nghiên cứu cho những đề tài khuyến khích hợp tác giữa doanh nghiệp và đại học;
- Hỗ trợ các vườn ươm doanh nghiệp của ĐH;
- Chính sách thu hút chuyên gia Việt kiều về nước.
TIN TỨC LIÊN QUAN
- Buổi gặp gỡ và trao đổi với Sở Công thương Trà Vinh và Trung tâm Khuyến công & TVPTCN tỉnh Trà Vinh ngày 17/03/2018
- Hội thảo “Lợi ích của việc sử dụng website và phần mềm ứng dụng quản trị trong thời đại CNTT cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa”
- Hội thảo hội nhập “Những vấn đề quản lý cốt lõi cho doanh nghiệp Việt Nam” - trên con đường hội nhập: Sự kết hợp giữa quản lý hiện đại với tư tưởng của Thánh hiền
- Hội thảo hội nhập “Những vấn đề quản lý cốt lõi cho doanh nghiệp Việt Nam” - Thương hiệu Việt Nam và những vấn đề cốt lõi để gia nhập WTO
- Hội thảo hội nhập “Những vấn đề quản lý cốt lõi cho doanh nghiệp Việt Nam” - Trách nhiệm của chính phủ và nội lực của doanh nghiệp
-
“- Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự Tổng Công ty Khí ...”
- - Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) trình văn bản ký xác nhận với Ông Trần Nhật Huy - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) về việc báo cáo chương trình coaching “Phân tích và định giá giá trị công việc – triển khai xây dựng Hệ thống lương 3P” tại Công ty KCM ngày 27.02.2023
-
“
Báo cáo tổng thể tình hình thực hiện phân tích ...”
- - Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - Ông Nguyễn Đình Toàn - Trưởng phòng Tổ chức Hành chính - Công ty Khí Cà Mau (KCM) trực thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) Đại diện ký biên bản nghiệm thu nghiệm công việc “Phân tích và định giá giá trị công việc – triển khai xây dựng Hệ thống lương 3P tại Công ty KCM do TS. Phan Ngọc Thanh - Chuyên gia cao cấp về Tư vấn quản lý & Đào tạo INLEN trực tiếp triển khai huấn luyện, đào tạo vào ngày 10.02.2023
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Cập ...”
- Ông Phạm Nguyễn Nam Phi - Trưởng phòng Mua hàng - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
1. ...”
- Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
+ ...”
- Ông Nguyễn Hồng Đức - Giám đốc Nhà máy sản xuất rượu vang trực thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
-
“Tôi đã hiểu cơ bản về cấu trúc lương 3Ps, áp dụng cấu trúc lương theo ...”
- Ông Nguyễn Thế Quốc Đại – Quản đốc Phân xưởng Công ty Cổ phần Trà Bắc
-
“Qua khóa đào tạo tôi đã nắm và hiểu được những nội dung sau:
Hiểu ...”
- Bà Nguyễn Thúy Phượng - Giám đốc Tài chính - Công ty Cổ phần nước giải khát Chương Dương.
-
“Qua khóa học tôi hiểu sâu hơn về quản trị sản xuất, giúp tôi hoàn ...”
- Bà Nguyễn Thị Yến Oanh – Công ty Cổ phần Dệt may Quảng Phú
-
“Sau khi tham dự khóa đào tạo này: Tôi mở rộng thêm kiến thức về quản ...”
- Bà Phạm Thị Phụng Ngọc - Tổ trưởng sản xuất Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương
-
“Tôi đã học được những công thức tính thời gian, mối quan hệ giữa năng suất ...”
- Bà Vũ Thị Kim Anh – Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự - Công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang
-
“Qua khóa học, tôi đã học được các phương pháp kiểm soát chi ...”
- Ông Huỳnh Quốc Bảo – Kế toán trưởng - Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai