Sự kiện INLEN

Hội thảo hội nhập “Những vấn đề quản lý cốt lõi cho doanh nghiệp Việt Nam” - Suy nghĩ về vấn đề công nghệ và phát triển kinh tế Việt Nam quan hệ liên kết giữa đại học và doanh nghiệp

Tại khách sạn CONTINENTAL ngày 14/07/2006

        ____________________________________________________________________  

SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM QUAN HỆ LIÊN KẾT GIỮA ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP

TS. Nguyễn Trí Dũng
Giám đốc NICD Minh Trân

Kính thưa Quý vị đại biểu quan khách,

Đọc phiếu tham khảo ý kiến của Ban Soạn thảo chính sách đối với trí thức Người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), tôi rất phấn khởi nhận thấy sự quan tâm của Nhà nước về vai trò và sự đóng góp của tập thể NVNONN (không nhất thiết định cư ở nước ngoài). Với tư cách là một người Việt Nam đã sống, học tập và làm việc gần 40 năm qua ở Nhật Bản, cũng với tư cách  là một chuyên viên Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực kế hoạch kinh tế tại các nước đang phát triển hơn 16 năm qua và hiện nay đang hoạt động về giáo dục đào tạo, tổ chức sản xuất, xuất khẩu điện tử công nghệ cao tại Việt Nam. Tôi xin phép đóng góp một số ý kiến nhỏ về đề tài này.

 CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THẾ KỶ 21

A/ Đặc điểm của thế kỷ 21:

Lịch sử xác định Cách mạng công nghệ thay đổi cơ cấu sản xuất, thị trường, xã hội, chế độ chính trị, quan hệ quốc tế, và hiện nay đem lại một trật tự mới có quy mô toàn cầu

Cuối thế kỷ 18 là Cách mạng công nghệ lần thứ nhất dẫn đến cách mạng văn hóa Pháp. Sự phát triển khoa học kỹ thuật thay đổi công nghệ sản xuất với quy mô lớn dẫn đến nhu cầu thị trường quốc tế và chế độ thuộc địa trên quy mô toàn cầu, chiến tranh Nam Bắc tại Hoa Kỳ và hình thành một nhà nước công nghiệp Hoa Kỳ trong thế kỷ 19. Cuối thế kỷ 19 đánh dấu những phát triển công nghệ trong nghành vận chuyển đường sắt, kỹ thuật truyền thông vô tuyến, phi cơ, công nghệ thép và đặc biệt là điện thoại.

Với cách mạng Công nghệ lần thứ 2, thế kỷ 20 bắt đầu từ vấn đề tranh chấp thị trường thế giới với chiến tranh Nga – Nhật 1904, thế chiến thứ nhất (1914 -1918). Cách mạng Nga (1917) và phong trào giải phóng dân tộc giành độc lập trên quy mô toàn cầu là phần đề tất yếu đối với các cường quốc công nghiệp. Khủng hoảng kinh tế 1929 tại Hoa Kỳ là một cường quốc mới có ảnh hưởng toàn cầu cho thấy vị trí lãnh đạo kinh tế thế giới của Mỹ thay thế vị trí của Anh và Châu Âu. Đây cũng là điểm xuất phát nhu cầu nền kinh tế tài chính thế giới phát triển ngày càng to lớn.

  • 93D5JH GỬI
  • GỬI
  • Ý kiến khách hàng
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Qua ...”
    • Bà Nguyễn Thị Phượng - Tổ trưởng sản xuất Nhà máy Rượu vang trực thuộc LADOFOODS
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: + ...”
    • Ông Nguyễn Hồng Đức - Giám đốc Nhà máy sản xuất rượu vang trực thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Cập ...”
    • Ông Phạm Nguyễn Nam Phi - Trưởng phòng Mua hàng - LADOFOODS GROUP
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Cách ...”
    • Bà Phạm Phan Ngọc Dung - Trưởng Bộ phận Hầm vang Đà Lạt - LADOFOODS GROUP
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Hiểu ...”
    • Bà Lê Thúy Hằng - Phó Tổng Giám đốc - LADOFOODS GROUP
      “Qua Khóa học Tôi đã học được các Kỹ năng: Kỹ năng bán hàng; Cách ...”
    • Bà Dương Thị Cẩm Tú - Tỉnh Trà Vinh
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Sau ...”
    • Bà Phạm Ngọc Bảo Quyên - Trưởng BP Điều phối Công ty TNHH MTV LADOFOODS - LADOFOODS GROUP
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Rà ...”
    • Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - LADOFOODS GROUP
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:  Biết ...”
    • Ông Phan Anh Tú - Kế toán trưởng - Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS)
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: 1. ...”
    • Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
      “1. Trung tâm điều hành SCADA trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam: - Tư vấn đã ...”
    • -  Trung tâm điều hành SCADA trực thuộc Tập đoàn điện lực miền Nam -  Viễn thông TP.HCM, Viễn thông Bình Dương, Viễn thông Bình Định trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam  
    NHẬP THÔNG TIN

    8L2D6W
    TOP