Sự kiện INLEN

Hội thảo hội nhập “Những vấn đề quản lý cốt lõi cho doanh nghiệp Việt Nam” - Trách nhiệm của chính phủ và nội lực của doanh nghiệp

Tại khách sạn CONTINENTAL ngày 14/07/2006

        ____________________________________________________________________  

 HỘI NHẬP :

Trách nhiệm của Chính phủ và nội lực của doanh nghiệp

Nguyễn Lương Thịnh
Chuyên viên Tư vấn Đầu tư Xây dựng Công ty BMCo

Một trong những thắc mắc lớn của tôi và bạn bè khi còn là những chú ngựa non ở trung học, khi nhìn vào vị trí địa lý của Việt Nam và Trung Quốc trên bản đồ thế giới, là tại sao tổ tiên chúng ta và láng giềng Trung quốc, khi đứng đối diện hàng thiên niên kỷ với biển Thái Bình Dương, nhưng không khởi động và phát triển được nền kinh tế biển, quốc phòng biển, văn học biển... Những trận đánh lưu danh trong quân sử VN và Trung Quốc chỉ xảy ra ở bình nguyên, sông, núi như Xích Bích, Bạch Đằng Giang, Điện Biên Phủ... Nhắc đến Thơ Đường là nhớ đến hình ảnh sương mờ trên sông, trăng vàng bên suối, chưa thấy dáng dấp thuyền và biển của Xuân Quỳnh. Có lẽ mặc cảm nhỏ bé khi đứng trước biển của từng cá thể trong cộng đồng đã tác động hình thành nên chính sách bế quan tỏa cảng của cả 2 triều đình phong kiến Việt Nam và Trung Quốc trong thế kỷ 19?

Qua hậu bán thế kỷ 20, như một định mệnh dành chung cho hai nước đồng hội đồng thuyền, với chủ thuyết kinh tế chỉ huy với tất cả ý chí sắt đá và kiên định, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục “đóng cửa bảo nhau”, cách ly với nền kinh tế thị trường của thế giới. Bước vào thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, chủ trương đổi mới, hoà nhập hợp tác phát triển dần hình thành những cơ chế thích hợp, kích hoạt những hạt nhân của nền kinh tế thị trường. Và giờ đây, sau hai mươi năm đổi mới,Chính phủ Việt Nam đang đáp ứng những điều kiện của các đối tác có liên quan để mở những tấm chắn cuối cùng cho nền kinh tế Việt Nam liên thông với thế giới.

Quá trình thực hiện sự liên thông này phải có bước đi phù hợp để đạt được sự tương thích như cơ thể của phi hành gia, từ môi trường khiên cưỡng phi trọng lực sang đời sống tự nhiên.

Về phía Nhà nước:

Điều cấp thiết là tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường phù hợp với thông lệ quốc tế, bao gồm các lĩnh vực: Hệ thống pháp lý và các chuẩn mực quản lý, lực lượng Doanh nhân Doanh nghiệp và các thị trường hàng hoá.

Hệ thống công chức nhà nước như đội ngũ cảnh sát giao thông trên dòng chảy của phương tiện vận tải. Những tác động tiêu cực của người công chức không đủ sức làm tê liệt sự vận hành của hệ thống, nhưng khả năng tạo thêm tổn phí nhiên liệu, gây stress cho tài xế, làm giảm phẩm cấp hàng hoá, gây tai tiếng xấu cho tuyến đường là định lượng được và nguy cơ làn xe chuyển tuyến khác là có thật.

Nghệ sĩ Thanh Bạch đã đã có 1 tiểu phẩm về sự nhũng nhiễu: Ông đặt câu hỏi: Bạn có biết Giá đất ở Quận 1, Quận 3 bao nhiêu ?- Nó tùy thuộc vào nghề nghiệp của Ông Chủ đất – Tại sao giá đất lại tùy thuộc vào nghề nghiệp của Chủ sở hữu? Ồ, thật đấy, ví dụ: Ông cảnh sát giao thông, diện tích chiếm đất của hai bàn chân anh ta trên đường phố đâu có bao nhiêu, nhưng thu nhập hàng ngày trên 1m2 lớn lắm.

Với ý chí và năng lực của Quốc hội và Chính phủ, chúng ta có thể hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường khả dĩ phù hợp với chuẩn mực và tập quán quốc tế, nhưng khó vận hành tốt với đội ngũ công chức có năng lực và đạo đức kém. Cần cải cách triệt để cơ chế đào tạo, tuyển dụng, bố trí sử dụng, nghĩa vụ và quyền lợi… của đội ngũ công chức ngành thuế, hải quan, quản lý thị trường, cảnh sát giao thông…

Về Doanh nghiệp:

Doanh nghiệp Việt Nam không có con đường nào khác là phải hình thành và phát triển tư duy toàn cầu, chủ động trong giao lưu văn hóa, trao đổi kiến thức quản lý, xây dựng phong cách hợp tác, hoà nhập với cộng đồng doanh nhân doanh nghiệp thế giới..

Anh Nguyễn Trí Dũng đã từng phát biểu: Doanh nhân Việt Nam tự làm thì rất hay nhưng liên kết phát triển thì rất yếu. Chưa hình thành văn hóa trong kinh doanh.

Trong bối cảnh thị trường không còn bó hẹp trong phạm vi địa giới từng quốc gia, bất kỳ một sản phẩm nào, dù giá trị nhỏ, nếu đạt được chuẩn quốc tề vế chất lượng, môi sinh đều trao đổi, xuất khẩu được. Luôn luôn có một thị phần đợi ở đâu đó trên thế giới này. Do thiếu sự liên kết, không có niềm tin, không có tinh thần hợp tác dẫn đến giành giật khách hàng bằng những chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá, chất lượng kém, làm mất uy tín chung.    

Những nhà kinh doanh có ý thức dân tộc cao sẽ có khả năng huy động nội lực dân tộc, phát huy có hiệu quả, làm giàu cho mình, cho hội đoàn, cho tổ quốc.

Một mẫu quảng cáo không tương hợp với văn hóa bản địa sẽ tạo ra những hiệu ứng gây hại.

Lợi thế sản xuất tương đối giữa các nước đang thay đổi. Trước kia lợi thế tương đối của mỗi khu vực, mỗi quốc gia, sẽ là hạt nhân ban đầu để hình thành một ngành công nghiệp. Lao động rẻ sẽ là nơi thu hút công đoạn gia công của các sản phẩm công nghiệp. Nhưng sự phát triển công nghệ sản xuất, trình độ quản lý đang giảm dần các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và chi phí nhân công. Nguồn giá trị gia tăng mới trong doanh thu sản phẩm - dịch vụ đang tiềm ẩn trong công nghệ sản xuất và trình độ quản trị.

Kinh doanh phát triển đòi hỏi mỗi ngày mỗi cao về quy mô tổ chức, kiến thức quản trị doanh nghiệp.

Có những giá trị hình thành mà không thể không có yếu tố thời gian: Đó là khả năng hoạch định chiến lược hình thành từ kiến thức trường lớp, kinh nghiệm nghề nghiệp và lòng yêu nghề, có hoài bảo phát triển nghề nghiệp của mình ngang tầm với yêu cầu phát triển xã hội.

Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu như một dự án đầu tư dài hạn và cho phép khấu hao thu hồi vốn đầu tư.

Một thương hiệu tầm cỡ khu vực sẽ không chỉ là sở hữu của một cá nhân hay một tổ chức mà là niềm tự hào của một địa phương, một đất nước.

Tôn trọng đạo đức và trách nhiệm xã hội sẽ mang lại lợi ích chung cho nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng.

Nguồn lực đầu tư luôn có sẵn chung quanh các dự án tốt, điều quan trọng là tạo uy tín để nối kết các nguồn lực. Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm, biến đổi và đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới vốn cũng đang trải qua nhiều thay đổi nhanh chóng và sâu sắc. Quan điểm phát triển là kết hợp mục tiêu ngắn hạn và tầm nhìn chiến lược dài hạn, quân bình giữa chỉ tiêu lợi nhuận và đạo đức kinh doanh. Trong bóng đá, kết quả trận đấu là có người thắng người thua, bên thắng +1 bên thua – 1. Triết lý kinh doanh của thới đại hiện nay là: Hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các đối tác, nhiều hay ít tuỳ theo nhiệt tâm hợp tác đó là toàn diện hay từng phần.

  • 6WVLWM GỬI
  • GỬI
  • Ý kiến khách hàng
      “- Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự Tổng Công ty Khí ...”
    • - Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) trình văn bản ký xác nhận với Ông Trần Nhật Huy - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) về việc báo cáo chương trình coaching “Phân tích và định giá giá trị công việc – triển khai xây dựng Hệ thống lương 3P” tại Công ty KCM  ngày 27.02.2023  
      “ Báo cáo tổng thể tình hình thực hiện phân tích ...”
    • - Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - Ông Nguyễn Đình Toàn - Trưởng phòng Tổ chức Hành chính - Công ty Khí Cà Mau (KCM) trực thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) Đại diện ký biên bản nghiệm thu nghiệm công việc “Phân tích và định giá giá trị công việc – triển khai xây dựng Hệ thống lương 3P tại Công ty KCM do TS. Phan Ngọc Thanh - Chuyên gia cao cấp về Tư vấn quản lý & Đào tạo INLEN trực tiếp triển khai huấn luyện, đào tạo vào ngày 10.02.2023
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Cập ...”
    • Ông Phạm Nguyễn Nam Phi - Trưởng phòng Mua hàng - LADOFOODS GROUP
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: 1. ...”
    • Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: + ...”
    • Ông Nguyễn Hồng Đức - Giám đốc Nhà máy sản xuất rượu vang trực thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
      “Tôi đã hiểu cơ bản về cấu trúc lương 3Ps, áp dụng cấu trúc lương theo ...”
    • Ông Nguyễn Thế Quốc Đại – Quản đốc Phân xưởng Công ty Cổ phần Trà Bắc
      “Qua khóa đào tạo tôi đã nắm và hiểu được những nội dung sau: Hiểu ...”
    • Bà Nguyễn Thúy Phượng - Giám đốc Tài chính - Công ty Cổ phần nước giải khát Chương Dương.
      “Qua khóa học tôi hiểu sâu hơn về quản trị sản xuất, giúp tôi hoàn ...”
    • Bà Nguyễn Thị Yến Oanh – Công ty Cổ phần Dệt may Quảng Phú
      “Sau khi tham dự khóa đào tạo này: Tôi mở rộng thêm kiến thức về quản ...”
    • Bà Phạm Thị Phụng Ngọc - Tổ trưởng sản xuất Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương
      “Tôi đã học được những công thức tính thời gian, mối quan hệ giữa năng suất ...”
    • Bà Vũ Thị Kim Anh – Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự - Công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang
      “Qua khóa học, tôi đã học được các phương pháp kiểm soát chi ...”
    • Ông Huỳnh Quốc Bảo – Kế toán trưởng - Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai
    NHẬP THÔNG TIN

    U31MKD
    TOP