Một bước nhảy dài thường bắt đầu từ những bước đi ngắn.Tuy nhiên, người ta thường không coi trọng từng bước đi nhỏ

Chuyên gia Tư vấn cao cấp - Phan Ngọc Thanh, PhD/DBA/MBA

Chúng ta thường trách bản thân mình hoặc người khác sao những việc làm của tôi có vẻ không đáng kể, sao cứ bắt tôi làm những việc “không đâu vào đâu cả, những công việc này chẳng nhằm nhò gì ”.

Có thật sự như vậy không? Tiếng “không đâu vào đâu” mà chúng ta nói có nghĩa là không cần, không đáng kể, không quan trọng gì. Nhưng thử hỏi xem: Một cái đồng hồ hảo hạn rút ngắn đi một tí dây tóc cũng không sao đâu? Một dây đàn vĩ cầm giảm đi nữa cung cũng không sao đâu? Thử hỏi hai con ngựa cùng nòi, cùng hung hăng, cùng đen như nhau, nếu một con điểm một chấm trắng ở trán, dù chấm rất nhỏ, ta thử hỏi các nhà sành nghề xem họ đánh giá hai con ngựa đó như thế nào?

Đời sống chúng ta không coi cái gì là nhỏ. Chúa Giesu khuyên chúng ta “Ai trung thành trong việc rất nhỏ, thì cũng trung thành trong việc rất lớn, ai bất lương trong việc nhỏ thì cũng bất lương trong việc lớn”. Chúng ta đừng bao giờ kinh thường  những việc nhỏ. Việc tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng đến việc lớn, nhiều khi việc nhỏ đã làm hỏng đại sự.

Trong cuộc sống hằng ngày ít khi chúng ta gặp những việc lớn mà chỉ gặp những việc nhỏ, tầm thường. Đời sống con người thường chỉ là một chuỗi những việc nhỏ mọn tình cờ chắp nối lại. Tách ra từng việc thì hình như không có giá trị gì, nhưng chính những cái nhỏ đó là những sợi chỉ dệt nên tấm thảm của đời sống chúng ta.

Cái nhà đồ sộ nguy nga cũng chỉ là những viên gạch góp lại. Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy, chỉ là những biến cố nhỏ mọn; và tất cả những cuộc sa ngã nặng nề chỉ bắt đầu bằng những sai lỗi nhỏ mọn. Ta sẽ không sa ngã nặng nề nếu biết đề phòng đối với những sa ngã nhỏ mọn. Tại sao ta vấp ngã giữa đường? Không phải những hòn đá lù lù trước mắt, mà chỉ tại một hòn sỏi con hay một hạt mận làm ta trượt chân.

Tại sao mà cái nhỏ có ảnh hưởng thế ? Vì ở đời không có cái gì qua đi mà không để lại vết tích. Mỗi việc qua đi dù là rất nhỏ cũng góp một phần vào việc xây đắp thói quen.

(a) Trong đời sống vật chất.

Trong đời sống vật chất, có những cái nhỏ mà cũng rất cần, rất quan trọng. Có khi vì cái nhỏ nhặt đó mà làm hỏng việc lớn. Bạn có thể tin được rằng một trận giao tranh có thể bị thua vì một chiếc đinh không? Người ta thua trận vì con ngựa của vị đại tướng được đóng móng sắt lỏng lẻo chỉ vì thiếu một cái đinh. Những cái đinh khác vì thế cũng dễ tuột, con ngựa thấy nhức nhối khó chịu, thế rồi vấp phải một chướng ngại vật nào, là đại tướng ngã, rồi bị bắt, bị giết. Đoàn quân mất tướng, cũng mất tinh thần chạy tán loạn. Đó, một cuộc bại trận chỉ vì một cái đinh trong móng ngựa

(b) Trong đời sống tinh thần.

Trong đời sống tinh thần cũng thế, việc xấu nhỏ cũng thành thói quen và làm hư con người đi. Con người bị khuất phục bởi nết xấu.

Bởi thế, các bậc khôn ngoan đã cố gắng từ bỏ từng nết xấu nhỏ. Ai bị khuất phục bởi những khuynh hướng hỗn độn trong những việc bề ngoài coi có vẻ không cần thì cũng rất có thể gạt lương tâm ra ngoài trong những việc trọng đại.

Những cái rất nhỏ có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần. Napoléon, một vĩ nhân của nước Pháp, đã đánh đông dẹp bắc, vẫy vùng khắp Châu Âu. Nhưng ông chỉ có một tật xấu rất nhỏ ấy đã làm cho ông bị thất bại, đó là tính tự kiêu. Nhiều khi chỉ vì coi thường những cái nhỏ mà cuộc đời và sự nghiệp của ta thất bại.

Nếu chúng ta cho rằng: Đóng móng sắt vào con ngựa của Đại tướng là một việc làm không đáng kể, là nhỏ nhoi, chúng ta xem thường nên đã không làm tròn được trách nhiệm và bổn phận của mình, nên khi thực hiện chúng ta đóng thiếu một cây đinh. Hậu quả là đoàn quân của Đại tướng bị bại trận. Nếu chúng ta làm tốt việc nhỏ, thì việc nhỏ trở nên quan trọng góp phần vào việc thành công những việc lớn.
Xã hội và cộng đồng sẽ muốn chúng ta hãy nghĩ việc nhỏ và làm việc nhỏ, trước khi có thể nghĩ và làm việc lớn. Vì, nói cho cùng, nghĩ cũng chỉ mới là nghĩ, làm và làm được mới quan trọng, mới quyết định, mới hiệu quả. Hãy làm việc nhỏ, việc không đáng kể mà có hiệu quả mới là điều quan trọng bởi vì chúng ta đã làm được những điều đó. Đừng có nghĩ đến việc lớn, làm việc lớn, khi việc nhỏ thực hiện không đến nới đến chốn, không hiệu quả. Hãy quan tâm từ việc nhỏ, rồi mới đến việc lớn. Là một doanh nhân chúng ta cũng cần phải rèn luyện tính cách đó.

  • SXAYIA GỬI
  • GỬI
  • Ý kiến khách hàng
      “- Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự Tổng Công ty Khí ...”
    • - Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) trình văn bản ký xác nhận với Ông Trần Nhật Huy - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) về việc báo cáo chương trình coaching “Phân tích và định giá giá trị công việc – triển khai xây dựng Hệ thống lương 3P” tại Công ty KCM  ngày 27.02.2023  
      “ Báo cáo tổng thể tình hình thực hiện phân tích ...”
    • - Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - Ông Nguyễn Đình Toàn - Trưởng phòng Tổ chức Hành chính - Công ty Khí Cà Mau (KCM) trực thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) Đại diện ký biên bản nghiệm thu nghiệm công việc “Phân tích và định giá giá trị công việc – triển khai xây dựng Hệ thống lương 3P tại Công ty KCM do TS. Phan Ngọc Thanh - Chuyên gia cao cấp về Tư vấn quản lý & Đào tạo INLEN trực tiếp triển khai huấn luyện, đào tạo vào ngày 10.02.2023
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Cập ...”
    • Ông Phạm Nguyễn Nam Phi - Trưởng phòng Mua hàng - LADOFOODS GROUP
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: 1. ...”
    • Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: + ...”
    • Ông Nguyễn Hồng Đức - Giám đốc Nhà máy sản xuất rượu vang trực thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
      “Tôi đã hiểu cơ bản về cấu trúc lương 3Ps, áp dụng cấu trúc lương theo ...”
    • Ông Nguyễn Thế Quốc Đại – Quản đốc Phân xưởng Công ty Cổ phần Trà Bắc
      “Qua khóa đào tạo tôi đã nắm và hiểu được những nội dung sau: Hiểu ...”
    • Bà Nguyễn Thúy Phượng - Giám đốc Tài chính - Công ty Cổ phần nước giải khát Chương Dương.
      “Qua khóa học tôi hiểu sâu hơn về quản trị sản xuất, giúp tôi hoàn ...”
    • Bà Nguyễn Thị Yến Oanh – Công ty Cổ phần Dệt may Quảng Phú
      “Sau khi tham dự khóa đào tạo này: Tôi mở rộng thêm kiến thức về quản ...”
    • Bà Phạm Thị Phụng Ngọc - Tổ trưởng sản xuất Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương
      “Tôi đã học được những công thức tính thời gian, mối quan hệ giữa năng suất ...”
    • Bà Vũ Thị Kim Anh – Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự - Công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang
      “Qua khóa học, tôi đã học được các phương pháp kiểm soát chi ...”
    • Ông Huỳnh Quốc Bảo – Kế toán trưởng - Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai
    NHẬP THÔNG TIN

    C6U7UW
    TOP