Chương trình đào tạo trực tuyến (online)"Quản trị sản xuất"tại Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS) từ ngày 10/09 - 21/09/2021

Ngày nay, sản xuất là một trong những phân hệ chính của doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ, thu hút 70 – 80% lực lượng lao động của doanh nghiệp. Sản xuất trực tiếp tạo ra hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho  thị trường, là nguồn gốc tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tạo ra sự tăng trưởng cho nền kinh tế quốc dân và thúc đẩy xã hội phát triển. Cùng với chức năng marketing và chức năng tài chính nó tạo ra “ cái kiềng cho doanh nghiệp”, mà mỗi chức năng đó là một cái chân.

Quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản lý quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào để tạo ra hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường, khai thác mọi tiềm năng của doanh nghiệp với mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Quản trị sản xuất là một trong những nội dung chủ yếu của quản trị doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất là một trong những hoạt động cốt lõi của tất cả các loại hình tổ chức. Có thể nói, dù cho là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay các ngành dịch vụ, tất cả các loại hình doanh nghiệp đều tạo ra các sản phẩm và dịch vụ khác nhau để phục vụ xã hội, được gọi là sản xuất. Thông qua các quá trình sản xuất, đầu vào được chuyển đổi thành đầu ra để tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy, mục tiêu chính của sản xuất là tạo ra sản phẩm cuối cùng từ nguyên liệu thô bằng cách sử dụng nhân lực và máy móc. Để giúp bạn đọc hiểu một cách tường tận hơn về quản trị sản xuất là gì?

Quản trị sản xuất (Production Management) gắn liền với việc quản lý tất cả các công việc liên quan đến hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất các yếu tố đầu vào. Đồng thời tổ chức thực hiện, phối hợp với chúng để chuyển hóa ra thành những sản phẩm vật chất - dịch vụ có hiệu quả vượt trội, đáp ứng lợi ích hoặc mục đích sử dụng của con người.

Nói một cách dễ hiểu, quản lý sản xuất là một tập hợp các hoạt động bao gồm việc lập kế hoạch, điều phối, giám sát, kiểm soát và ra quyết định liên quan đến các nguồn lực và đầu ra của một quá trình sản xuất. Nó kết hợp sáu yếu tố chính là tiền tệ, con người, vật liệu, máy móc, thị trường và phương pháp để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của con người. Quản trị sản xuất được coi là một trong những yếu tố chính của quản trị kinh doanh và bao gồm quá trình ra quyết định liên quan đến chi phí sản xuất, chất lượng. Nó sử dụng nguyên tắc cơ bản của quản trị trong các hoạt động liên quan đến sản xuất.

Ví dụ về quản trị sản xuất của doanh nghiệp

Craig Bell là một công ty nhỏ chuyên sản xuất các miếng nhựa được sử dụng trong các thiết bị gia dụng. Tổng giám đốc gần đây đã thuê một chuyên gia trẻ tuổi vào vị trí giám đốc sản xuất. Bốn bộ phận được đặt tên là quy trình, chất lượng, bảo trì và lập kế hoạch báo cáo cho bộ phận sản xuất. Khi giải thích mô tả công việc của mình, tổng giám đốc đã nói rất rõ ràng về những mục tiêu nhất định phải đạt được vào cuối năm đầu tiên.

Người quản trị sản xuất phải tổ chức các nguồn lực lao động, vật tư và công nghệ sao cho hiệu quả nhất với mục đích giảm 3% chi phí sản xuất. Các tiêu chuẩn chất lượng phải được duy trì. Anh ta cũng phải đảm bảo lượng hàng tồn kho trong khoảng ba tuần bán hàng. Ngoài ra, anh còn phụ trách thiết kế dự án mở rộng công suất sản xuất lên 50%. Giám đốc sản xuất mới tự tin rằng anh ta có thể đạt được những mục tiêu này bằng cách thực hiện một số chiến lược nhất định như sản xuất tinh gọn.

Mục tiêu của quản trị sản xuất là gì?

Mục đích chính của quản trị sản xuất là sản xuất các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng, đúng số lượng, đúng chi phí và thời gian. Nâng cao hiệu quả của tổ chức bằng cách đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có của sản xuất, là mục tiêu cuối cùng của quản trị sản xuất. Các mục tiêu chính trên được mô tả chi tiết như sau:

Sản xuất hàng hóa & dịch vụ đảm bảo chất lượng

Chất lượng sản phẩm được quyết định bởi nhu cầu của khách hàng. Các bộ phận kỹ thuật, thiết kế có nhiệm vụ chuyển các yêu cầu của khách hàng thành các thông số kỹ thuật của sản phẩm. Các thông số kỹ thuật này được chuyển thành các mục tiêu mà bộ phận sản xuất của một tổ chức có thể đo lường và đạt được. Chất lượng cuối cùng của sản phẩm được xác định và cần phải duy trì sự cân bằng hợp lý giữa chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất.

Sản xuất hàng hóa & dịch vụ với số lượng thích hợp

Một mục tiêu của quản lý sản xuất là đảm bảo rằng doanh nghiệp của mình đang sản xuất các sản phẩm và dịch vụ với số lượng phù hợp theo nhu cầu của thị trường. Trong trường hợp nhu cầu ít hơn và sản lượng sản phẩm nhiều hơn sẽ gây tắc nghẽn vốn tồn kho. Ngược lại, nếu số lượng sản phẩm được sản xuất ra ít hơn nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ thì sẽ gây ra sự thiếu hụt. Vì vậy, quyết định số lượng hàng hóa & dịch vụ là cần thiết để xác định số lượng phù hợp để sản xuất.

Tối ưu hóa chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất được xác định trước khi sản xuất bất kỳ sản phẩm nào. Việc sản xuất sản phẩm phải được thực hiện trong giới hạn các chi phí sản xuất đã được xác định trước. Giữ khoảng cách chênh lệch giữa chi phí tiêu chuẩn và chi phí sản xuất thực tế ở mức tối thiểu cũng là nhiệm vụ trọng tâm của quản trị sản xuất.

Đảm bảo sản xuất hàng hóa & dịch vụ đúng tiến độ

Một trong những thông số quan trọng để xác định hiệu quả của sản xuất hoặc sản xuất là giao hàng đúng hạn theo đúng tiến độ quy định. Tuy nhiên, do một số yếu tố như thiếu nhân lực, chậm trễ trong việc cung cấp nguyên liệu, máy móc hỏng hóc,… tạo ra những ảnh hưởng xấu đến việc hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn. Hoạt động quản trị sản xuất nhằm mục đích lên kế hoạch cho các hoạt động khác nhau liên quan đến sản xuất. Mục tiêu của nó cũng bao gồm việc giám sát các hoạt động này và đảm bảo việc giải ngân tất cả các hoạt động hoặc nhiệm vụ theo lịch trình đã định. Ngoài ra, trong trường hợp tìm thấy bất kỳ sự sai lệch nào; tất cả các biện pháp sửa chữa khắc phục cần thiết được đội ngũ quản lý sản xuất để loại bỏ những sai lệch đó. Điều này tạo điều kiện cho việc giữ thời gian sản xuất tổng thể ở mức tối thiểu.

Bên cạnh các mục tiêu chính đã đề cập, mục tiêu của quản trị sản xuất cũng bao gồm việc cung cấp đầy đủ nhân lực; kiểm tra chất lượng và tiêu chuẩn của thiết bị và máy móc; xem xét sự sẵn có của nguyên vật liệu đúng thời hạn và đảm bảo các thông số kỹ thuật như chất lượng, kích thước, hình dạng, màu sắc...

Các yếu tố chính trong mô hình quản trị sản xuất

Giống như quá trình sản xuất thì quy trình quản lý cũng có nhiều bước, nhiều khâu khác nhau. Cụ thể nó sẽ bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị cho sản xuất đến khi thực hiện và kiểm soát quá trình sản xuất hàng hóa. Đó là:

Dự báo nhu cầu sản xuất

Đây chính là một bước đầu tiên ở trong quy trình của quản trị sản xuất. Việc dự báo này sẽ giúp cho mọi hoạt động có liên quan đến quy trình sản xuất, nhu cầu thị trường đều cần có căn cứ, có kết quả dự báo nhu cầu sản xuất.

Để giúp cho việc đưa ra những nhu cầu sản xuất một cách nhanh và chính xác nhất thì các doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm kiếm sản phẩm phù hợp để sản xuất, sản xuất với số lượng bao nhiêu? Thời điểm sản xuất thích hợp khi nào?... Tất cả ta có thể thấy việc nghiên cứu thị trường đóng vai trò cực quan trọng để đưa ra được quyết định có nên sản xuất hay là không?

Thiết kế sản phẩm

Tiếp đến là quy trình xác định những yếu tố đầu vào như máy móc thiết bị, các yêu cầu về kỹ thuật và quy trình thực hiện,... Thường thì mỗi loại sản phẩm khác nhau sẽ yêu cầu những phương pháp và quy trình sản xuất khác nhau. Vì vậy doanh nghiệp cần phải thiết kế thật nhanh chóng, đáp ứng đủ cầu, tạo lợi thế cạnh tranh phù hợp với điều kiện mình đang có.

Hoạt động nghiên cứu trong thiết kế sản phẩm cùng quy trình công nghệ sẽ được thực hiện chủ yếu bởi bộ phận thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên cũng cần có sự tham gia và điều phối của chuyên viên, cán bộ quản lý từ nhiều lĩnh vực khác nhau.

Quản lý năng lực sản xuất

Quy trình này sẽ xác định được quy mô, công suất chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Và đương nhiên nó sẽ tác động khá lớn đến sự phát triển của họ ở trong tương lai. Theo đó việc xác định được đúng năng lực sản xuất không những giúp tiết kiệm chi phí mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất sau này.

Thêm vào đó quy mô sản xuất cũng có tác động không nhỏ đến loại hình sản xuất, sự vận hành và cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp muốn thành công phải xác định đúng đắn năng lực sản xuất của mình, phải đáp ứng được nhu cầu hiện tại và phải nắm bắt được các cơ hội kinh doanh tiềm năng trên thị trường.

Định vị cho doanh nghiệp

Định vị chính là việc lựa chọn địa điểm, vùng phân bổ sao cho đảm bảo được các mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể khẳng định đây chính là một hoạt động rất ý nghĩa ở trong hoạt động quản lý, phát triển sản xuất.

Định vị doanh nghiệp còn tạo ra những lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Muốn xác định được vị trí của mình thì bạn cần phân tích được những yếu tố từ môi trường xung quanh đã tác động như thế nào đến doanh nghiệp của mình, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp.

Bố trí sản xuất

Bố trị sản xuất cụ thể là việc xác định phương án trong bố trí phần mặt bằng sản xuất, máy móc phù hợp với dây chuyền sản xuất để quản lý tốt chất lượng các sản phẩm, đạt hiệu quả cao khi vận hành. Sử dụng trực quan kinh nghiệp là phương pháp bố trí sản xuất được các doanh nghiệp áp dụng nhiều. Cùng với đó là sự kết hợp những chương trình phần mềm máy tính công nghệ cao giúp xác định cũng như lựa chọn được phương pháp bố trí tối ưu nhất.

Lên kế hoạch sắp xếp nguồn lực

Yếu tố này là hoạt động dựa trên việc xác định kế hoạch trong nhu cầu quản lý sản xuất để từ đó lên kế hoạch về lao động, nguồn lực tương ứng với máy móc, nguyên vật liệu,... Việc này sẽ làm cho quá trình sản xuất được diễn ra liền mạch với mức chi phí bỏ qua thấp nhất.

Điều độ trong sản xuất

Điều độ trong sản xuất chính là toàn bộ hoạt động xây dựng trong lịch trình sản xuất, điều phối công việc theo thời gian cho từng người, từng tổ, từng nhóm. Hơn nữa cũng phải sắp xếp thứ tự các đầu công việc nào làm trước, công việc nào làm sau để hoàn thành đúng tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.

Kiểm soát toàn bộ hệ thống sản xuất

Đó là kiểm soát hệ thống chất lượng hệ thống sản xuất và quản trị hàng tồn kho. Hai nội dung này khá quan trọng vì nếu dự trữ không hợp lý sẽ làm cho vốn bị tồn đọng, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Còn quản lý chất lượng với mục đích mỗi sản phẩm được sản xuất ra đều có chất lượng tốt, phù hợp với mong đợi của mọi khách hàng.

Mặt khác, trong Doanh nghiệp sản xuất người Quản Đốc sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Họ không những là những mắt xích then chốt trong hoạt động điều hành, quản lý sản xuất mà còn là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động. Vì vậy, việc nâng cao năng lực quản trị cho đội ngũ Quản Đốc sản xuất là yêu cầu thiết yếu của Doanh nghiệp.

Quản Đốc sản xuất trong Doanh nghiệp phải hiểu và biết chức năng, nhiệm vụ cụ thể của họ là gì, từ đó định hình cho bản thân con đường để trở thành một Quản đốc sản xuất chuyên nghiệp. Quản đốc phân xưởng phải hiểu biết về những phương pháp, công cụ quản trị để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm thiểu chi phí, đảm bảo an toàn lao động trong phân xưởng mà còn được trang bị các kỹ năng cụ thể trong quản trị nhân sự, quản lý con người. Bởi lẻ, con người chính là nguồn lực quan trọng nhất và cũng khó “kiểm soát” nhất. Làm sao để “trên dưới đồng lòng”, “thu phục nhân tâm” và hơn hết tất cả vì sự phát triển của Doanh nghiệp? Đó là điều mà người Quản Đốc chuyên nghiệp cần phải được trang bị và làm tốt.

Cũng chính vì những lý do, khái niệm nêu trên mà Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFODS) đã tin tưởng và lựa chọn Công ty INLEN làm đối tác để đào tạo trực tuyến (online) cho việc hợp tác giữa INLENLADOFOODS là chủ đề đào tạo thứ 8 “Quản trị sản xuất(trong 12 chủ đề) cho cấp Quản đốc phân xưởng/Phó Quản đốc phân xưởng Nhà máy sản xuất Rượu vang trực thuộc LADOFOODS GROUP trong 06 ngày bắt đầu từ ngày 10/09/2021 đến 21/09/2021.

Mục tiêu của chủ đề này sau khi đào tạo trực tuyến cho LADOFOODS để cấp Quản đốc/Phó Quản đốc sản xuất của Nhà máy sản xuất Rượu vang ứng dụng thực tế tại nơi làm việc như sau:

  • Hiểu được vai trò và kỹ năng của Quản đốc cần phải có;
  • Lập được kế hoạch tổ chức và kiểm tra sản xuất theo phương pháp khoa học;
  • Áp dụng được hệ thống quản trị chất lượng đồng bộ (TQM);
  • Áp dụng các biện pháp để gia tăng năng suất;
  • Biết áp dụng các kỹ năng để quản lý nhân viên hiệu quả;
  • Quản trị được các nguồn lực trong sản xuất.

Nội dung của chủ đề này:

  • Phần 1: Vai trò, trách nhiệm và kỹ năng của Quản đốc
  • Phần 2: Chức năng và công việc thường nhật của Quản đốc
  • Phần 3: Kế hoạch tổ chức và kiểm tra sản xuất theo
  • phương pháp khoa học
  • Phần 4: Quản trị chất lượng đồng bộ (TQM) và áp dụng ISO 9000-2000 vào nhà máy
  • Phần 5: Biện pháp làm gia tăng năng suất

Dưới đây là một số hình ảnh đào tạo trực tuyến (online) tương tác giữa các Anh/Chị học viên tham gia khóa đào tạo của LADOFOODS và giảng viên TS.Phan Ngọc Thanh – Chuyên gia cao cấp về tư vấn quản lý – Đào tạo doanh trí – Công ty INLEN chia sẻ:

 

 

 

  • NVQY4B GỬI
  • GỬI
  • Ý kiến khách hàng
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Qua ...”
    • Bà Nguyễn Thị Phượng - Tổ trưởng sản xuất Nhà máy Rượu vang trực thuộc LADOFOODS
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: + ...”
    • Ông Nguyễn Hồng Đức - Giám đốc Nhà máy sản xuất rượu vang trực thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Cập ...”
    • Ông Phạm Nguyễn Nam Phi - Trưởng phòng Mua hàng - LADOFOODS GROUP
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Cách ...”
    • Bà Phạm Phan Ngọc Dung - Trưởng Bộ phận Hầm vang Đà Lạt - LADOFOODS GROUP
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Hiểu ...”
    • Bà Lê Thúy Hằng - Phó Tổng Giám đốc - LADOFOODS GROUP
      “Qua Khóa học Tôi đã học được các Kỹ năng: Kỹ năng bán hàng; Cách ...”
    • Bà Dương Thị Cẩm Tú - Tỉnh Trà Vinh
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Sau ...”
    • Bà Phạm Ngọc Bảo Quyên - Trưởng BP Điều phối Công ty TNHH MTV LADOFOODS - LADOFOODS GROUP
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Rà ...”
    • Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - LADOFOODS GROUP
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:  Biết ...”
    • Ông Phan Anh Tú - Kế toán trưởng - Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS)
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: 1. ...”
    • Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
      “1. Trung tâm điều hành SCADA trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam: - Tư vấn đã ...”
    • -  Trung tâm điều hành SCADA trực thuộc Tập đoàn điện lực miền Nam -  Viễn thông TP.HCM, Viễn thông Bình Dương, Viễn thông Bình Định trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam  
    NHẬP THÔNG TIN

    SDR8FQ
    TOP