Giải Pháp Nâng Cao Cạnh Tranh Cho Doanh Nghiệp Trong Thời Kỳ Suy Thoái Kinh Tế
Những khó khăn của sản xuất kinh doanh thời gian qua và công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế đang đặt ra đòi hỏi và cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đổi mới, nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của mình. Cùng với đó, quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế cũng đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp cần tạo ra lợi thế cạnh tranh mới, thay vì chỉ dựa vào nhân công rẻ hay độc quyền như trước đây.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn tương đối yếu là đánh giá chung của các cuộc điều tra cũng như nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế. Không những không có nhiều doanh nghiệp, thương hiệu Việt vươn ra thị trường quốc tế mà nhiều doanh nghiệp còn thua ngay trên sân nhà. Nền kinh tế một thời gian dài phát triển theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào tài nguyên, nhân công rẻ với hiệu quả sử dụng vốn thấp cũng cho thấy tình trạng chung của đa phần các doanh nghiệp trong nước.
Các giải pháp nào nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tiếp tục tồn tại, vượt qua giai đoạn khó khăn, tiếp tục phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một câu hỏi lớn đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, và nghiên cứu một cách cụ thể, thấu đáo nhất là trong thời kỳ kinh tế rơi vào suy thoái chung. Khóa học này sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hệ thống lại những kiến thức cơ bản về năng lực cạnh tranh, các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực canh tranh, mô hình năng lực cạnh tranh, liên hệ với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp nghiệp của mình để từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực canh tranh cho doanh nghiệp của mình.
ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN
Khoá học này được thiết kế dành cho học viên là: Chủ sở hữu doanh nghiệp, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Ban điều hành, các các cấp quản lý trung gian như Trưởng phòng, Trợ lý, các chuyên viên và cố vấn cao cấp cho lãnh đạo doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp.
MỤC TIÊU KHOÁ HỌC
Sau khoá học này học viên có thể:
- Hiểu được cạnh tranh thị trường là gì?
- Hiểu được khái niệm và đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo;
- Hiểu được cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hóa;
- Hiểu được khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;
- Nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực canh tranh;
- Hiểu rõ các mô hình năng lực cạnh tranh, và có thể ứng dụng các mô hình năng lực cạnh tranh để phân tích, và liên hệ với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp của mình để tìm ra các giải pháp nhằm năng cao năng lực cạnh tranh một cách hiệu quả phù hợp với từng doanh nghiệp của mình.
THỜI LƯỢNG KHOÁ HỌC
Khoá học này được tiến hành trong 4 ngày.
NỘI DUNG KHOÁ HỌC
Phần 1: Tổng quan về cạnh tranh
- Bàn về thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại;
- Kiến thức về cạnh tranh:
- Khái niệm về cạnh tranh thị trường;
- Khái niệm và đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo;
- Khái niệm cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hóa;
- Khái niệm về năng lực canh tranh của doanh nghiệp.
Phần 2: Các nhân tố ảnh hưởng và mô hình năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Các nhân tố môi trường bên trong;
- Các nhân tố môi trường bên ngoài.
- Các mô hình năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Mô hình đường công nghệ THIO;
- Mô hình 5 thế lực cạnh tranh của doanh nghiệp (Porter, 1980);
- Lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp (Barney, 1991);
- Lý thuyết năng lực động của doanh nghiệp (Teece, Pisano & Shuen, 1997);
- Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp Việt Nam (Thọ & Trang, 2009);
- Mô hình đa giác cạnh tranh;
- Mô hình SWOT phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Phần 3: Ứng dụng các mô hình năng lực canh tranh nhằm phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh để tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực canh tranh phù hợp cho các doanh nghiệp
- Thực hành làm bài bài tập về việc ứng dụng các mô hình nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;
- Thực hành làm bài tập về việc ứng dụng xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh trành phù hợp và hiệu quả cho từng doanh nghiệp.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
INLEN lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tối đa tính tích cực và chủ động của họ.
Phương pháp giảng dạy tương tác 3 chiều: Học viên - Học viên - Giảng viên, và được sử dụng phối hợp các phương pháp: thuyết trình, phát ý tưởng, thảo luận nhóm, trò chơi hoạt động, nghiên cứu tình huống, đóng vai, hỏi – đáp trong khoá học.
Sau khóa học, các học viên sẽ tự tin sử dụng kinh nghiệm và những kỹ năng vừa được trang bị nhằm thay đổi quan niệm cűng như hành vi của học viên tại nơi làm việc. Giáo trình và phương pháp truyền đạt của INLEN được xây dựng theo hướng giải quyết vấn đề, nhắm vào các khó khăn mà người học đang gặp phải để đề nghị, hướng dẫn cách giải quyết phù hợp thông qua các bài tập tự khám phá, bài tập thực hành và kế hoạch hành động cá nhân.
THÔNG TIN KHÓA HỌC
Khai giảng | Lịch học | Giờ học | Thời lượng | Học phí |
18/12/2023 | Thứ 2 - 4 - 6 | Tối: 18h00 - 21h00 | 4 ngày/24 giờ | 4.640.000 VNĐ/khóa |
23/12/2023 | Thứ 7 - Chủ nhật |
Sáng: 08h30 - 12h00 Chiều: 13h30 - 17h00 |
Ghi chú:
- Học phí sẽ được giảm 10% áp dụng khi hoàn tất học phí trước ngày khai giảng là 7 ngày.
- Học phí sẽ được giảm 10% áp dụng cho nhóm học viên đăng ký từ 3 người trở lên.
- Học viên sẽ không được hoàn lại học phí khi đã đóng phí, nếu học viên có yêu cầu dời khóa học, vui lòng đề nghị bằng văn bản (fax, email, thư) đến INLEN trước ngày khai giảng ít nhất 3 ngày.
ĐIỀU KIỆN CẤP CHỨNG CHỈ KHÓA HỌC
Học viên sẽ không được cấp Chứng chỉ khóa học nếu vắng mặt hơn 30% tổng số buổi học của toàn khóa học.
-
“- Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự Tổng Công ty Khí ...”
- - Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) trình văn bản ký xác nhận với Ông Trần Nhật Huy - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) về việc báo cáo chương trình coaching “Phân tích và định giá giá trị công việc – triển khai xây dựng Hệ thống lương 3P” tại Công ty KCM ngày 27.02.2023
-
“
Báo cáo tổng thể tình hình thực hiện phân tích ...”
- - Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - Ông Nguyễn Đình Toàn - Trưởng phòng Tổ chức Hành chính - Công ty Khí Cà Mau (KCM) trực thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) Đại diện ký biên bản nghiệm thu nghiệm công việc “Phân tích và định giá giá trị công việc – triển khai xây dựng Hệ thống lương 3P tại Công ty KCM do TS. Phan Ngọc Thanh - Chuyên gia cao cấp về Tư vấn quản lý & Đào tạo INLEN trực tiếp triển khai huấn luyện, đào tạo vào ngày 10.02.2023
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Cập ...”
- Ông Phạm Nguyễn Nam Phi - Trưởng phòng Mua hàng - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
1. ...”
- Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
+ ...”
- Ông Nguyễn Hồng Đức - Giám đốc Nhà máy sản xuất rượu vang trực thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
-
“Tôi đã hiểu cơ bản về cấu trúc lương 3Ps, áp dụng cấu trúc lương theo ...”
- Ông Nguyễn Thế Quốc Đại – Quản đốc Phân xưởng Công ty Cổ phần Trà Bắc
-
“Qua khóa đào tạo tôi đã nắm và hiểu được những nội dung sau:
Hiểu ...”
- Bà Nguyễn Thúy Phượng - Giám đốc Tài chính - Công ty Cổ phần nước giải khát Chương Dương.
-
“Qua khóa học tôi hiểu sâu hơn về quản trị sản xuất, giúp tôi hoàn ...”
- Bà Nguyễn Thị Yến Oanh – Công ty Cổ phần Dệt may Quảng Phú
-
“Sau khi tham dự khóa đào tạo này: Tôi mở rộng thêm kiến thức về quản ...”
- Bà Phạm Thị Phụng Ngọc - Tổ trưởng sản xuất Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương
-
“Tôi đã học được những công thức tính thời gian, mối quan hệ giữa năng suất ...”
- Bà Vũ Thị Kim Anh – Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự - Công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang
-
“Qua khóa học, tôi đã học được các phương pháp kiểm soát chi ...”
- Ông Huỳnh Quốc Bảo – Kế toán trưởng - Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai