Kiến thức - Chuyên đề
3P Để trở thành doanh nhân
Thành công khi bước ra thương trường, mấu chốt chỉ gói gọn trong 3 yếu tố: Đam mê (Passion); Tiềm năng (Potential) và Dấu ấn cá nhân (Personality).
Nền tảng bên trong
Khi nghĩ đến khởi nghiệp bằng con đường kinh doanh, các yếu tố thông thường mọi người sẽ nghĩ đến là tài chính, cơ hội, thị trường, nhân lực...
Thực tế, đây chỉ là những yếu tố bên ngoài. Quan trọng hơn cả của một doanh nghiệp là doanh nhân, người đứng đầu và người đứng đầu ấy, cần phải giải quyết được những đòi hỏi bên trong.
Nếu như marketing đòi hỏi phải có 7P, bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Promotion (Khuyến mãi), Place (Phân phối), Packaging (Đóng gói), Positioning (Định vị) và People (Con người), thì việc trở thành doanh nhân, theo tôi cần chỉ có 3 chữ P quan trọng để làm nên thành công.
Đầu tiên là Passion - đam mê. Đam mê ở đây không gói gọn nghĩa trong việc yêu thích công việc kinh doanh của mình mà rộng hơn, nghĩa là hiểu được nhu cầu của chính mình. Khi đã hiểu được nhu cầu bản thân, việc sẵn sàng đương đầu với khó khăn cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Yếu tố cần thiết không kém là Potential - tiềm năng. Người làm doanh nhân cần phải biết điểm mạnh, yếu của bản thân để biết mình cần gì trong cuộc sống. Trước khi bắt tay vào khởi nghiệp, tự đứng một mình trên thương trường, tôi cho rằng, doanh nhân trẻ nên xem lại bản thân để tìm ra thế mạnh cũng như yếu điểm của bản thân mình.
Tất nhiên, mỗi người đều có nhiều điểm mạnh, yếu, điều quan trọng là phải biết nhìn thấy điểm mạnh cốt lõi thay vì liệt kê hàng loạt. Khi biết tiềm năng của bản thân sẽ xác định được đâu là cơ hội cho mình và cách để nắm bắt được cơ hội, phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.
Quan trọng hơn cả và cũng là yếu tố có thể kiểm soát được là Personality - tính cách. Sinh ra, mỗi con người là một tờ giấy trắng, nhưng quá trình lớn lên, môi trường sống sẽ là những mảng màu phết lên tờ giấy trắng ấy, ảnh hưởng và hình thành tính cách.
Đến khi trưởng thành, mỗi người sẽ thuộc một nhóm người. Người có lý tưởng, người thích giúp đỡ, người năng động, người của nghệ thuật, người có lý tưởng hòa bình, người suy tư... Mỗi tính cách sẽ có con đường đi riêng của mình.
Thành công là có được sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc viếng thăm của cơ hội. Biết mình thuộc dạng người nào sẽ giúp ích cho doanh nhân trong việc hoạch định tương lai.
Thành công phải có sự khác biệt
Có thể lấy ví dụ về điển hình khởi nghiệp của triệu phú Andy Ong, chủ nhân Học viện ERC. Xuất thân từ gia đình rất nghèo, đông con, 14 tuổi ông đã đi làm phụ bếp trong nhà hàng để có thể tiếp tục việc học tại Đại học Quốc gia Singapore.
Điều đặc biệt là trong mọi hoàn cảnh, Andy Ong không bao giờ nói từ bỏ. Ông cũng luôn dạy nhân viên của mình không bao giờ thôi hy vọng.
Tốt nghiệp đại học, ông trở thành quản lý biên tập của tạp chí Kế hoạch tài chính châu Á. Khi khủng hoảng kinh tế năm 1997 xảy ra, ông bị mất việc.
Năm 2002, ông được chính phủ được gợi ý việc làm trường học, giúp cho việc phát triển giáo dục. Xu hướng mở trường để thu hút nhân tài của Singapore thời điểm đó cũng là một yếu tố quan trọng.
Ông nhận thấy rằng, khi kinh tế khủng hoảng, không có nhiều việc làm sẽ phát sinh nhu cầu học nhiều hơn. Bên cạnh đó, những đối tượng có việc làm, cũng muốn tri thức cao hơn để giữ vị trí của mình. Từ nhu cầu của thị trường, Andy Ông kiên trì khởi nghiệp và được thị trường đón nhận.
Điều đặc biệt ở Andy Ong là không bao giờ kinh doanh để kiếm tiền cho mình mà kiếm tiền cho nhà đầu tư trước, sau đó mới cho mình. Thành lập ERC vào năm 2005, Andy Org đặt ra mục tiêu là đào tạo doanh nhân nên những hoạt động kinh doanh của sinh viên được khuyến khích rất nhiều.
Đến nay ERC vẫn dành một nguồn quỹ lên đến 100.000 USD Singapore để giúp sinh viên khởi nghiệp kinh doanh. Trường không chỉ tập trung vào giáo dục mà còn phát triển đầu tư để sinh viên có thể nhìn thấy cụ thể kinh doanh là như thế nào. “Thành công sinh ra thành công” - cố gắng để thành công, nghĩa là chúng ta đang tiến đến sự hoàn hảo.
Câu chuyện khởi nghiệp của Andy Ong chỉ là một trong những ví dụ về khởi nghiệp trên thương trường. Thế nhưng, chung quy lại, phần lớn doanh nhân thành đạt đều hiểu khả năng của bản thân, đều mang trong lòng một đam mê.
Bởi đam mê là nền tảng để phát triển thế mạnh. Khác biệt trên thương trường có thể không lớn lao, cao siêu... nhưng khi sự khác biệt ấy là cái mà thị trường đang cần, sẽ chẳng ai có thể từ chối nó.
Nguồn: DNSG
TIN TỨC LIÊN QUAN
-
“- Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự Tổng Công ty Khí ...”
- - Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) trình văn bản ký xác nhận với Ông Trần Nhật Huy - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) về việc báo cáo chương trình coaching “Phân tích và định giá giá trị công việc – triển khai xây dựng Hệ thống lương 3P” tại Công ty KCM ngày 27.02.2023
-
“
Báo cáo tổng thể tình hình thực hiện phân tích ...”
- - Ông Phạm Quang Hòa - Phó Ban Tổ chức Nhân sự - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - Ông Nguyễn Đình Toàn - Trưởng phòng Tổ chức Hành chính - Công ty Khí Cà Mau (KCM) trực thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) Đại diện ký biên bản nghiệm thu nghiệm công việc “Phân tích và định giá giá trị công việc – triển khai xây dựng Hệ thống lương 3P tại Công ty KCM do TS. Phan Ngọc Thanh - Chuyên gia cao cấp về Tư vấn quản lý & Đào tạo INLEN trực tiếp triển khai huấn luyện, đào tạo vào ngày 10.02.2023
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
Cập ...”
- Ông Phạm Nguyễn Nam Phi - Trưởng phòng Mua hàng - LADOFOODS GROUP
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
1. ...”
- Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
-
“Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:
+ ...”
- Ông Nguyễn Hồng Đức - Giám đốc Nhà máy sản xuất rượu vang trực thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
-
“Tôi đã hiểu cơ bản về cấu trúc lương 3Ps, áp dụng cấu trúc lương theo ...”
- Ông Nguyễn Thế Quốc Đại – Quản đốc Phân xưởng Công ty Cổ phần Trà Bắc
-
“Qua khóa đào tạo tôi đã nắm và hiểu được những nội dung sau:
Hiểu ...”
- Bà Nguyễn Thúy Phượng - Giám đốc Tài chính - Công ty Cổ phần nước giải khát Chương Dương.
-
“Qua khóa học tôi hiểu sâu hơn về quản trị sản xuất, giúp tôi hoàn ...”
- Bà Nguyễn Thị Yến Oanh – Công ty Cổ phần Dệt may Quảng Phú
-
“Sau khi tham dự khóa đào tạo này: Tôi mở rộng thêm kiến thức về quản ...”
- Bà Phạm Thị Phụng Ngọc - Tổ trưởng sản xuất Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương
-
“Tôi đã học được những công thức tính thời gian, mối quan hệ giữa năng suất ...”
- Bà Vũ Thị Kim Anh – Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự - Công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang
-
“Qua khóa học, tôi đã học được các phương pháp kiểm soát chi ...”
- Ông Huỳnh Quốc Bảo – Kế toán trưởng - Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai