Kiến thức - Chuyên đề

3 Yếu tố giúp công ty bạn nổi tiếng

Các doanh nghiệp không nên chỉ giới hạn mình vào sứ mệnh và phạm vi kinh doanh của công ty mà cần quan tâm đến những tác động mang tính nhân văn để xây dựng sự gắn kết chặt với khách hàng. Dưới đây là những gợi ý đến từ các công ty đã thành công khi đưa yếu tố con người lên trên trong triết lý kinh doanh của mình.

 Chất lượng hơn số lượng.

Mẫu xe T của Ford là ô tô đầu tiên được sản xuất hàng loạt với mức giá vừa phải. Khi đó Ford tập trung sản xuất càng nhiều xe hơi trong thời gian ngắn càng tốt. Sau 1 thời gian tung ra thị trường, mẫu T đã không còn thu hút do thiếu sự cải tiến trong chất lượng. Cadillac và Roll-Royce đã tận dụng cơ hội này chen chân vào các thị trường ngách bằng chất lượng của mình.

Điều này không phủ nhận việc kinh doanh hướng vào số lượng. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì chất lượng là đều quan trọng hơn. Khách hàng sẽ trở lại cùng với nhiều khách hàng tiềm năng khác nếu doanh nghiệp làm hài lòng họ nằng những sản phẩm tốt.

Nhiều công ty hiện tại bắt đầu tập trung dần vào chuẩn bị chất lượng hơn là số lượng. Mạng xã hội chia sẻ Upworthy là 1 ví dụ.

Trong một thị trường đông đúc với các ông lớn như Tumblr, StumblUpon, BuzzFeed, Upworthy đã quyết định tập trung vào việc gắn kết với khách hàng hơn là gia tăng lượt xem. Về cơ bản công ty này muốn giữ chân bạn đọc vào việc chia sẻ các bài viết cũ chất lượng đã bị bỏ qua trong dòng chảy thông tin hiện thời.

Upworthy có thể không phải là mạng xã hội đứng đầu về số lượng xem, nhưng về nội dung các bài viết tốt nên sau khi đọc xong, người xem chia sẽ nó cho những bạn đọc khác mà không cảm thấy ngại. Chính từ điều này mà Upworthy nổi bậc lên ở nhóm giữa và được đánh giá là công ty truyền thông phát triển nhanh nhất trong lịch sử.

Xây dựng một doanh nghiệp nhân văn 

Thể hiện cá tính riêng, xem khách hàng như là người gia đình, và nhấn mạnh vào các giá trị nhân văn sẽ giúp doanh nghiệp nổi bậc và phát triển kinh doanh nhiều hơn.

Vài năm gần đây, thương hiệu Pizza Domino đã tiến hành một chiến dịch quảng cáo thừa nhận rằng chất lượng pizza của mình chưa thật sự tốt. Domino Pizza tung ra những hình ảnh các nhân viên nỗ lực tiếp nhận những phàn nàn từ phía khách hàng và cải thiện sản phẩm tốt hơn.

Chiến dịch này chân thành một cách tàn nhẫn nhưng lại mang đến cho cộng đồng hình dung về Domino như một cá nhân trong xã hội, một người đã phạm phải vài lỗi và đang cố gắng hết mình để sữa chữa chúng. Kết quả, chiến dịch này đã làm lợi nhuận quý IV của Domino năm đó tăng gấp đôi so với năm ngoái.

Mọi người đều muốn hướng đến những giá trị gần gũi, nhân văn. Do đó nếu doanh nghiệp dành thời gian chăm chút cho mối quan hệ với khách hàng như những người thân trong gia đình thì món quà nhận lại chính là sự gắn bó trung thành của khách hàng với sản phẩm của họ.

Đam mê sẽ tạo ra lợi nhuận 

Bất kể mục tiêu kinh doanh của bạn là gì thì điều quan trọng là bạn phải tin vào điều đó. Khi bạn tin vào điều đang theo đuổi, niềm đam mê sẽ lớn lên bên trong bạn.

Ngay từ ngày đầu thành lập, nhãn hiệu giày TOMS quan niệm rằng kinh doanh là để phát triển cuộc sống, các sản phẩm được tạo ra là để hoàn thiện thế giới hơn. Vì vậy, với mỗi đôi giày bán ra TOMS tặng cho một trẻ em có hoàn cảnh khó khăn một đôi giày khác miễn phí. Điều này làm gia tăng gấp đôi sản lượng sản xuất, nhưng những ai chỉ thuần theo đuổi lợi nhuận thì con số này không có giá trị.

Song TOMS vẫn kiên trì theo đuổi đam mê tạo ra những lợi nhuận về mặt cảm xúc, những điều có giá trị lâu dài. Năm 2013, TOMS đã trao tặng đôi giày thứ 10 triệu, điều đó có nghĩa là họ đã bán được 10 triệu đôi giày. Với một công ty khởi đầu 2006, và không có chi phí quảng cáo thì điều này đáng ghi nhận.

Vì vậy hãy không ngừng sáng tạo, tạo ra các sản phẩm nhân văn, tập trung vào chất lượng để cho niềm đam mê của bạn tỏa sáng. Khi đó, bạn sẽ thấy công ty của mình đứng cạnh Upworthy, Domino, Delta, TOMS - những thương hiệu tạo được nét riêng rất bền vững.

Theo DNSG 

  • YVSR2B GỬI
  • GỬI
  • Ý kiến khách hàng
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Qua ...”
    • Bà Nguyễn Thị Phượng - Tổ trưởng sản xuất Nhà máy Rượu vang trực thuộc LADOFOODS
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: + ...”
    • Ông Nguyễn Hồng Đức - Giám đốc Nhà máy sản xuất rượu vang trực thuộc Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Cập ...”
    • Ông Phạm Nguyễn Nam Phi - Trưởng phòng Mua hàng - LADOFOODS GROUP
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Cách ...”
    • Bà Phạm Phan Ngọc Dung - Trưởng Bộ phận Hầm vang Đà Lạt - LADOFOODS GROUP
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Hiểu ...”
    • Bà Lê Thúy Hằng - Phó Tổng Giám đốc - LADOFOODS GROUP
      “Qua Khóa học Tôi đã học được các Kỹ năng: Kỹ năng bán hàng; Cách ...”
    • Bà Dương Thị Cẩm Tú - Tỉnh Trà Vinh
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Sau ...”
    • Bà Phạm Ngọc Bảo Quyên - Trưởng BP Điều phối Công ty TNHH MTV LADOFOODS - LADOFOODS GROUP
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: Rà ...”
    • Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - LADOFOODS GROUP
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này:  Biết ...”
    • Ông Phan Anh Tú - Kế toán trưởng - Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS)
      “Tôi nghĩ tôi đã học được những điều sau đây từ khóa đào tạo này: 1. ...”
    • Ông Vũ Đình Hải Dương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng - Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (LADOFOODS).
      “1. Trung tâm điều hành SCADA trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam: - Tư vấn đã ...”
    • -  Trung tâm điều hành SCADA trực thuộc Tập đoàn điện lực miền Nam -  Viễn thông TP.HCM, Viễn thông Bình Dương, Viễn thông Bình Định trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam  
    NHẬP THÔNG TIN

    Q53DTP
    TOP